largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Nhịp đập nông sản 60s: Cam miền Tây không đủ bán, dừa Việt Nam được ưa chuộng ở Thái

Sâu bệnh hoành hành khiến cho cam miền Tây bị giảm năng suất, cung không đủ cầu. Hiện cam tại các nhà vườn Đồng Tháp, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang giá cam xoàn, sành hiện tăng 5.000-6.000 đồng mỗi kg so với tháng trước. Bên cạnh đó, trái dừa Việt Nam cũng được mùa được giá, xuất khẩu sang thị trường Thái Lan tăng trưởng mạnh, gần 300%.

Cam miền Tây tăng mạnh

Sâu bệnh khiến năng suất cam tại các nhà vườn miền Tây bị giảm nên giá tăng mạnh 5.000-6.000 đồng một kg.

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang giá cam xoàn, sành hiện tăng 5.000-6.000 đồng mỗi kg so với tháng trước đó và tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thương lái ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) cho biết đang mua cam xoàn với giá 20.000-25.000 đồng một kg, cam sành 14.000-20.000 đồng một kg, bình quân tăng khoảng 5.000-6.000 đồng so với tháng trước.

Empty

Hiện tại huyện Phụng Hiệp chỉ còn khoảng 3.700 ha trồng cam. Trong đó, cam xoàn chiếm khoảng 300 ha, còn lại là cam sành.

Tại Đồng Tháp, các loại cam cũng có giá dao động 18.000-24.000 đồng một kg.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Tháp cho thấy, giá các loại trái cây tại tỉnh này đang giảm ở mức 5.000-6.500 đồng một kg. Tuy nhiên, chỉ có giá cam tăng 6.000 đồng so với tháng trước, lên 24.000 đồng một kg.

Khảo sát tại các chợ và cửa hàng ở TP HCM, sản lượng cam bán ra không đủ cung ứng cho thị trường. Theo các tiểu thương, giá cam bán lẻ đang dao động 35.000-70.000 đồng một kg (tùy từng loại). Giá bán ra cao nhưng nguồn hàng về chợ không nhiều do mất mùa.

Xuất khẩu điều có thể giảm mạnh trong Quý III

Theo số liệu từ Bộ Công thương, xuất khẩu hạt điều tháng 7 đạt 40 nghìn tấn, trị giá 232 triệu USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 10% về trị giá so với tháng 6/2020. Dịch Covid-19 cũng khiến sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này gặp nhiều khó khăn, Bộ Công thương dự báo, xuất khẩu điều có thể giảm mạnh trong Quý III/2020.

Empty

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) dự báo xuất khẩu hạt điều trong Quý III có khả năng sẽ giảm mạnh.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt điều đạt 265 nghìn tấn, trị giá 1,72 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng, nhưng giảm 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân hạt điều tháng 7 ước đạt mức 5.800 USD/tấn, giảm 6% so với tháng 6/2020 và giảm 14,9% so với tháng 7/2019.

7 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 6.491 USD/tấn, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá hạt điều thô nhập khẩu cao, trong khi giá bán hạt điều chế biến thấp. Trong khi đó, ngành điều sẽ chịu ảnh hưởng trong những tháng cuối năm 2020 do sản xuất trong nước gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bình Phước, Đồng Nai đã đóng cửa do chưa cân đối được cung cầu.

Ngoài ra, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp cho nên ngành hàng này cũng chịu nhiều tác động và phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh.

Dừa Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan tăng trưởng mạnh

Trong 6 tháng đầu năm 2020, dừa Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan đạt 2,28 nghìn tấn, trị giá 139,96 triệu Baht (tương đương 4,49 triệu USD), tăng 212,6% về lượng.

Empty

Số liệu Tổng cục Hải quan cho biết từ thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 6 tháng đầu năm nhập khẩu dừa của Thái Lan từ Việt Nam đạt 2.280 tấn, trị giá 140 triệu Baht (tương đương 4,5 triệu USD), tăng hơn 212% về lượng và tăng 332% về trị giá. Tỷ trọng nhập khẩu dừa từ Việt Nam chiếm tới 36% tổng lượng dừa của Thái Lan.

Thái Lan nhập khẩu dừa từ 3 thị trường chính và đều tăng mạnh nhập khẩu cả về lượng và trị giá từ các thị trường này trong nửa đầu năm 2020. Trong đó, nhập khẩu dừa của Thái Lan từ Việt Nam đạt 2,28 nghìn tấn, trị giá 139,96 triệu Baht (tương đương 4,49 triệu USD), tăng 212,6% về lượng và tăng 332% về trị giá. Tỷ trọng nhập khẩu dừa từ Việt Nam chiếm tới 36% tổng lượng dừa của Thái Lan, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019.

Ở Việt Nam cây dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu năm với diện tích trồng lớn, sau các cây cao su, hồ tiêu, điều. Hiện nay, diện tích dừa cả nước đạt khoảng 160.000 tập trung tại các tỉnh duyên hải miền Trung và ĐBSCL.

Trong đó, ĐBSCL chiếm gần 80% diện tích dừa cả nước với diện tích khoảng 130.000 ha. Các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn là: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long. Từ đó, dừa được xác định là cây trồng quan trong cung cấp nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp.

Là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, Bến Tre nổi tiếng khắp cả nước với sản phẩm tiềm năng là cây dừa. Tại Bến Tre, những vườn dừa bạt ngàn tập trung ở các huyện phía tây như Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công