largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Nhịp đập nông sản 60s: Dứa, mít Thái rủ nhau tăng mạnh bất chấp dịch Covid-19

Tuần cuối tháng 8 ghi nhận mặt hàng dứa Đồng Tháp, mít Thái bật tăng mạnh, thậm chí tăng gấp 3 lần bất chấp dịch Covid-19 hoành hành.

Mít Thái bật tăng gấp 3 lần

Hơn tuần nay giá mít Thái đã tăng trở lại, cao gấp 3 lần so với trước đó. Thế nhưng nông dân không mấy vui vì thời điểm này phần lớn các vườn mít cho trái khá ít hoặc mít chưa tới lứa cắt bán.

Ghi nhận tại Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, mít Thái tại vườn đang được bán với giá 30.000-35.000 đồng một kg cho hàng loại 1 (loại 9 kg một trái) và 18.000-20.000 đồng một kg cho hàng loại 2 (7 kg một trái).

Empty

Giá mít Thái tăng nhưng nông dân kém vui vì thời điểm này phần lớn các vườn mít đều cho trái khá ít hoặc mít chưa tới lứa cắt bán. Theo anh Hùng, chủ vườn mít Thái tại Cái Bè, Tiền Giang cho biết, trước đây giá mít chỉ 10.000 đồng/kg, thì nay đã tăng lên 30.000 đồng.

Theo tiểu thương và vựa thu mua trái cây ở TP Cần Thơ, giá mít Thái tăng cao là do loại trái cây này đang được đẩy mạnh thu mua để tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhất là xuất sang thị trường Trung Quốc. Mặt khác, do nguồn cung hạn chế bởi hạn mặn kéo dài làm năng suất mít tại các nhà vườn ở miền Tây giảm 20-30% so với vụ năm ngoái.

Trước đó, giữa tháng 6, mít Thái loại 1 (trái tròn đẹp, trọng lượng từ 9 kg/trái trở lên) được thương lái và vựa trái cây thu mua với giá 23.000-24.000 đồng/kg, trong khi cuối tháng 5 giá chỉ dao động từ 4.000-10.000 đồng/kg.

Nguyên nhân là sức mua loại trái cây này khá thấp, lượng hàng xuất khẩu hạn chế. Ngoài ra, các loại trái cây mùa hè sản lượng lớn, giá hấp dẫn nên người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.

Trước đó, hồi cuối tháng 5, giá mít Thái tại các nhà vườn miền Tây chỉ còn khoảng 4.000-10.000 đồng một kg. Nguyên nhân là sức mua loại trái cây này khá thấp, lượng hàng xuất khẩu hạn chế. Ngoài ra, các loại trái cây mùa hè sản lượng lớn, giá hấp dẫn nên người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.

Dứa đắt hàng

Hiện nay, dứa tại huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) đang có giá cao khiến người dân phấn khởi vì thu nhập tốt.

Empty

Theo ông Cao Văn Sáng - Chủ tịch Hội nông dân xã Thạnh Mỹ, giá dứa thương phẩm thương lái đang thu mua ở mức từ 9.000-10.000 đồng/kg, tùy theo chất lượng và địa bàn xa gần. Mức giá này cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Với năng suất bình quân khoảng 20 tấn/ha, mỗi ha thu hoạch thời điểm hiện nay đạt giá trị sản xuất gần 200 triệu đồng với lợi nhuận khoảng 50%.

Vào lập nghiệp tại huyện Tân Phước cách đây đã trên 20 năm, ông Cao Văn Sáng là một trong những nông dân tiên phong hưởng ứng chủ trương nhà nước về khai hoang sản xuất trên vùng Đồng Tháp Mười để mở mang trồng trọt, ổn định cuộc sống.

Hiện gia đình ông Sáng canh tác 6ha dứa với sản lượng hàng năm khoảng 100 tấn quả cung ứng ra thị trường. Nhiều năm liền, ông Sáng được bình chọn là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của địa phương.

Trong những năm vừa qua, giá dứa có lúc giảm chỉ còn 3.500-4.000 đồng/kg tùy thời điểm khiến thu nhập nông dân vùng chuyên canh khá bấp bênh. Việc giá dứa hồi phục và tăng mạnh thời gian gần đây do nhu cầu thị trường cao nhưng nguồn cung hạn chế.

Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, 7 tháng năm 2020, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 3,9 triệu tấn, thu về 1,9 tỷ USD. Với khối lượng và giá trị gạo xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Empty

Trong khi nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2020 đã tăng tới 10,9% về giá trị. Đáng nói hơn, giá gạo 5% tấm của Việt Nam vươn lên vị trí cao nhất thế giới. Thành công này cho thấy, xuất khẩu gạo Việt Nam đang đi đúng hướng, giảm số lượng nhưng tăng giá trị xuất khẩu.

Trung Quốc dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam khi tăng trưởng rất mạnh cả về lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Năm 2019, lượng gạo Việt xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân này giảm mạnh, song nửa đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu tới 458.000 tấn gạo, tăng 88,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp sau đó là Philippines, khi xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam sang thị trường này đạt 1,4 triệu tấn và 634,3 triệu USD, tăng 13,3% về khối lượng và tăng 30,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây do nhu cầu trên thế giới tăng cao, trong khi nguồn cung từ Ấn Độ và Thái Lan vẫn bị hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng gạo Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng gạo thơm, được nâng cao cũng hỗ trợ đẩy giá gạo Việt Nam xuất khẩu tăng.

Dự báo, từ nay đến cuối năm, giá gạo của Việt Nam có thể tăng thêm bởi một số nước đang giảm xuất khẩu, trong khi nhu cầu gạo trên thế giới tăng cao nhờ tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công