largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Nhịp đập nông sản 60s: Na rừng vỏ xanh ruột đỏ được săn lùng dù đắt gấp 3, 700 tấn "vàng trắng" ở Lý Sơn ùn ứ

Thị trường nông sản tuần qua khá nhộn nhịp, na rừng độc lạ vỏ xanh đỏ giá cực chát được chị em săn lùng về ngâm rượu cho anh xã. "Vàng trắng" của Lý Sơn ùn ứ, 700 tấn chưa được tiêu thụ, xuất khẩu sang EU vẫn còn khiêm tốn do gạo của VN chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

Na lạ ruột đỏ rực, đắt gấp 3 na thường hút khách

Gần đây, khi na rừng Tây Bắc vào mùa chín thơm, nhiều người lại đặt mua loại na vỏ xanh ruột đỏ này về ngâm rượu.

Một người bán hàng trên chợ mạng cho biết: “Nhà mình quê ở Điện Biên nên thời gian này vào rừng hái được rất nhiều na rừng. Đây loại na có vỏ xanh, ruột đỏ, trọng lượng lớn thường từ 1-4 kg/quả”.

Empty

Na rừng Tây Bắc rất được giá vì loại na này được coi là một dược liệu quý, khoảng 300.000 đồng/kg. Vài năm trở lại đây, do nhiều người vào rừng tìm hái loại quả này nên giá na rừng giảm sâu.

“Na rừng có rất nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể và chữa bệnh. Với người dân Điện Biên thì rễ cây, thân cây và quả của cây na rừng đều có tác dụng chữa bệnh. Nhất là quả na rừng, khi ngâm rượu có thể trị phong thấp, làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ và là bài thuốc bổ dương rất hiệu quả”, chị Tú chia sẻ.

Empty

Tiểu thương này hướng dẫn, khi ngâm rượu na rừng chị em chỉ cần ngâm rượu theo tỷ lệ: 1 kg na ngâm với 2-4 lít rượu nguyên chất 40 độ trở lên. Na rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bóc ra từng múi nhỏ. Nên chọn bình thủy tinh hoặc bình gốm sứ để ngâm rượu na. Sau 3 tháng ngâm có thể bỏ rượu na rừng uống. Lúc ấy, rượu bắt đầu thơm lừng”.

Giá mỗi kg na rừng từ 90.000-100.000 đồng đắt gấp 2-3 lần na thường nhưng loại na dược liệu này được nhiều khách mua.

700 tấn "vàng trắng" ở Lý Sơn ùn ứ

Ông Đặng Tấn Thành, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Lý Sơn vừa cho biết , toàn đảo hiện còn khoảng 700 tấn tỏi khô trong dân chưa tiêu thụ được, chiếm hơn 38% tổng sản lượng vụ Đông Xuân 2019-2020.

Empty

Dịch COVID-19 khiến tuyến vận tải hành khách Sa Kỳ-Lý Sơn phải tạm ngừng hoạt động đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức tiêu thụ tỏi Lý Sơn.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài cộng với tuyến vận tải hành khách Sa Kỳ-Lý Sơn phải tạm ngừng hoạt động một thời gian để phòng, chống dịch khiến cho thị trường tỏi hết sức ảm đạm, nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng (chủ yếu phục vụ khách du lịch) giảm đáng kể kéo theo lượng tỏi bán ra không lớn.

Giá tỏi năm nay khá rẻ, chỉ giữ ở mức 50.000- 55.000 đồng/kg khô nên người trồng tỏi có xu hướng tích trữ tỏi trong nhà và thường thì họ sẽ đổ xô bán ra ở thời điểm cận Tết khi giá tỏi nhỉnh hơn đôi chút nhằm kiếm lời (rơi vào tháng 11, tháng 12 Âm lịch).

Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn, trong vụ Đông Xuân 2019- 2020, toàn huyện xuống giống 326 ha tỏi với tổng sản lượng tỏi khô sau thu hoạch đạt 1.800 tấn.

Gần 300 tấn cà phê đầu tiên sang EU hưởng thuế 0%

Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8, toàn bộ các sản phẩm cà phê bao gồm: chưa rang, đã rang, các loại cà phê chế biến đều được xóa bỏ thuế về 0%. Đồng thời, EU cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường EU.

Empty

Mới đây, công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã xuất khẩu 14 container với số lượng 296 tấn cà phê sang Cảng đến Hamburg, Antwerp của Bỉ và Đức. Đây là lô cà phê đầu tiên sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, cà phê là một trong 13 nông sản chủ lực quốc gia, với lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên và các vùng trồng cà phê khác của Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên trên 3 tỷ USD/năm. Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ và EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam vào thị trường EU ước đạt gần 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7/2020.

Trong thời gian tới, ngành cà phê Việt Nam sẽ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU, đặc biệt các tiêu chuẩn về chất lượng và phát triển bền vững, đưa Việt Nam là điểm tham chiếu cho cà phê Robusta toàn cầu.

Đại diện thành viên EU tại Việt Nam đánh giá cao lợi thế của ngành cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Nếu Việt Nam tổ chức thực hiện được chứng nhận đảm bảo nguồn gốc xuất xứ thì xem như đã làm được 50% yêu cầu trong quy trình xuất khẩu sang EU.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và cam kết của EU, nhất là thông tin về các ưu đãi thuế quan. Đổi mới công nghệ, mẫu mã, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu sang châu Âu. Đồng thời phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng, tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm cà phê".

Xuất khẩu gạo đánh mất “cơ hội vàng”

Tháng 3,4/2020 là “thời điểm vàng” cho xuất khẩu gạo vì giá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã không thể xuất khẩu vì đề xuất “hạn chế xuất khẩu gạo”. Hiện nay, gạo lại tiếp tục bị "ép giá".

Ông Nguyễn Văn Hoàng, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Long An cho biết, hiện nay, gạo Việt Nam đang bị các doanh nghiệp Trung Quốc ép giá khiến doanh nghiệp trong nước xuất khẩu gạo sang thị trường này rất khó khăn.

Empty

Đặc biệt là gạo nếp, hiện nay, giá gạo nếp chỉ còn 485 USD/tấn nên doanh nghiệp của ông không bán vì giá quá thấp.

Gạo 25% tấm của Việt Nam đang được xuất khẩu với giá chỉ từ 443 – 447 USD/tấn, trong khi giá gạo này của Thái Lan là 494 USD/tấn. Giá gạo đồ của Việt Nam cũng thấp hơn Thái Lan trên dưới 35 USD/tấn.

Lý do khiến gạo Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài có giá trị kém hơn Thái Lan là do gạo Việt Nam có chất lượng và thương hiệu chưa bằng gạo Thái.

Hiện tại, gạo Việt Nam muốn xuất khẩu qua Trung Quốc phải đi “đường vòng” qua Campuchia. Sau đó, gạo mới từ Campuchia đi sang Trung Quốc. Lý do là Trung Quốc đang áp mức thuế mặt hàng gạo cho Campuchia thấp hơn Việt Nam.

Dù Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực nhưng gạo Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu là không nhiều.

Empty

Ông Trần Minh Hòa, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại TPHCM cho biết, ngoài việc các doanh nghiệp Trung Quốc ép giá thì việc Philippines hạn chế nhập khẩu gạo cũng đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước gặp nhiều khó khăn.

Theo các chuyên gia ngành xuất nhập khẩu, gạo Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) phải tuân thủ quy định của Ủy ban châu Âu (EC) về việc mở và tiếp nhận hạn ngạch thuế quan cho gạo có xuất xứ từ Việt Nam.

Để xuất khẩu gạo sang EU phải có giấy chứng nhận xuất xứ hoặc là tự chứng nhận xuất xứ của Việt Nam, đăng ký của Việt Nam, sau đó phải có kèm theo các giấy kiểm dịch.

Gạo Việt Nam bắt buộc phải đáp ứng các vấn đề về an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường…

Bên cạnh đó, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho biết, đối với gạo thơm, thị trường châu Âu yêu cầu phải có thêm nhiều thủ tục xác nhận của các cơ quan chức năng trong nước.

Do đó, quy trình xuất khẩu mặt hàng này sẽ phát sinh thêm một số thủ tục hành chính. Trong khi đó, thủ tục hành chính thì phải quy định ở mức nghị định.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, kể từ 1/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng 80-200 USD/tấn tùy loại so với trước đó. Ước tính trị giá xuất khẩu gạo tháng 8 của Việt Nam vào EU đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng 93,5% so với tháng 7 và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công