largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Nhịp đập Nông Sản 60s: Tràn lan chế phẩm diệt cồn trùng bán như thuốc BVTV, doanh nghiệp hồ tiêu kêu cứu, nông sản Việt bị trả về vì tồn dư hoá chất

Thông tin thị trường nông sản trong tuần này: Tràn lan chế phẩm diệt cồn trùng bán như thuốc BVTV, doanh nghiệp hồ tiêu kêu cứu, nông sản Việt bị trả về vì tồn dư hoá chất...

Tràn lan các chế phẩm diệt côn trùng được bán như thuốc bảo vệ thực vật

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có hành vi gian dối nông dân. Đưa các chế phẩm diệt côn trùng vào các cửa hàng vật tư nông nghiệp và giới thiệu như thuốc bảo vệ thực vật.

Người nông dân hiện nay như lạc vào ma trận thuốc BVTV và thuốc diệt côn trùng, họ không phân biệt đâu là thuốc BVTV và đâu là thuốc diệt côn trùng, chế phẩm diệt côn trùng... bởi các doanh nghiệp lách luật một cách rất tinh vi. Việc sử dụng thuốc diệt côn trùng trên đồng ruộng sẽ không có tác dụng nhiều để diệt sâu bọ như thuốc BVTV, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Chưa kể là việc sử dụng tràn lan các loại thuốc diệt côn trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân và môi trường sống ở nông thôn.

tinngan_025130_937612928_2-2258

Ngoài các sản phẩm của các doanh nghiệp vi phạm về nhãn mác, rất nhiều doanh nghiệp cũng bị cơ quan chức năng phát hiện vi phạm về chất lượng, kinh doanh thuốc BVTV ngoài nhãn ghi vượt đối tượng so với hồ sơ đăng ký (không đúng bản chất, sự thật) quảng cáo “nổ".

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực BVTV, việc kiểm tra kiểm soát thị trường thuốc BVTV hiện nay còn khá lỏng lẻo.

Bên cạnh đó, với chế tài, xử phạt quá thấp, quá nhẹ cho hành vi vi phạm, trong khi lợi nhuận từ thói làm ăn gian dối trong ngành hàng này là rất lớn nên không đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng nhờn sai phạm.

Vì vậy, không khó lí giải tại sao các doanh nghiệp cứ lặp đi lặp lại sai phạm... rất nhiều doanh nghiệp hễ kiểm tra là sai phạm.

Loại sầu riêng 1,6 triệu đồng/kg có gì đặc biệt

Nếu sầu riêng Việt Nam có giá chỉ 130.000-160.000/kg cơm tách vỏ thì sầu riêng Musang King Malaysia nhập khẩu có giá gấp 10 lần, khoảng 1,5 triệu đồng/kg. Ấy vậy mà nhiều người phải xếp hàng, đặt chờ hàng tuần mới được thưởng thức loại sầu múi to mũm mĩm, vàng rộm ăn ngọt béo ngậy này!

Thực khách khắp nơi hâm mộ loại sầu riêng Musang King bởi những đặc tính nổi trội như cơm thịt màu vàng như nghệ, mịn, vị ngọt, đậm đà. Hạt lép chứ không tròn như nhiều loại khác nên cảm giác khi cắn sẽ ngập mồm, đã miệng hơn.

Hương thơm của Musang King khá đặc trưng nên những người bán hàng sành sỏi chỉ cần ngửi đã phân biệt được thật giả.

8-1541

Khi ăn thử, mùi sầu riêng không nồng, không đắng như những giống sầu riêng thông thường khác. Đặc biệt, khi chín, những trái sầu riêng Musang King sẽ tự rụng xuống gốc chứ không cần phải hái từ cây.

Cơm sầu riêng Việt Nam, kể cả loại ngon như Ri6, Dona có đặc trưng là càng ngọt càng đắng, ăn chỉ thấy ngọt sắc chứ không ngọt ngậy như sữa giống sầu Malaysia.

Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu kêu cứu

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), nguyên nhân xuất phát từ việc chính phủ Nepal cấm nhập khẩu 5 mặt hàng, trong đó có hồ tiêu từ ngày 6-4 (không áp dụng cho các lô hàng có tín dụng thư bảo đảm thanh toán mở trước ngày 29-3). Theo VPA, có đến 58 container (tương đương 1.300 tấn) của 13 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đang bị mắc kẹt ở cảng Birgunj (Nepal) và cảng Kolkata (Ấn Độ) từ 2-3 tháng mà không thể thông quan, cũng không thể tái xuất về Việt Nam.

Bà Trần Phước Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Trân Châu (TP HCM), cho biết DN của bà đã làm ăn với đối tác Nepal nhiều năm qua và họ rất uy tín. Từ tháng 2 đến ngày 25-3 (trước thời điểm Nepal có văn bản cấm), DN đã xuất khẩu 22 container hồ tiêu, trị giá hơn 1 triệu USD sang Nepal nhưng không được nhà nhập khẩu thanh toán với lý do họ không có giấy phép nhập khẩu. Chúng tôi muốn đưa hàng về để giảm thiểu thiệt hại nhưng không được. Rõ ràng trong vụ này DN không có lỗi nhưng lại gánh chịu hậu quả" - bà Hậu lo lắng.

Screen Shot 2020-07-18 at 8.50.59 AM

Theo bà Phùng Thu Huyền, Giám đốc Công ty TNHH Nam International - một DN khác cũng ở TP HCM có hàng bị kẹt tại Nepal, bà đã mất ăn mất ngủ nhiều tháng nay. "Chúng tôi đang rất cần sự can thiệp của các cấp nhà nước nhằm giải cứu hàng hóa bị kẹt vì DN xuất khẩu đang gánh nặng hàng loạt chi phí lưu kho, lưu bãi. Bây giờ, nếu đưa được hàng về, DN cũng bị thiệt hại đến 50%" - bà Huyền bày tỏ.

Đại diện một DN lý giải khi container đến cảng, hãng tàu sẽ cho nằm miễn phí từ 7-10 ngày, sau đó sẽ áp dụng theo bảng giá ngày càng tăng. Tuần đầu là 70 USD/ ngày/container, tuần thứ hai lên 100 USD và từ tuần thứ ba trở đi là 170 USD. Như cách tính trên, nếu hàng lưu bãi từ trên 3 tháng thì số tiền phải trả cho 1 container lên tới 16.000-17.000 USD. "Đây là số tiền quá lớn với DN giữa lúc kinh doanh khó khăn, thậm chí 2 tháng qua chúng tôi phải nợ lương công nhân vì vốn đã kẹt trong tiền hàng" - đại diện một DN bức xúc.

Các DN cho biết khi vụ việc xảy ra họ đã liên hệ Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) và VPA để nhờ hỗ trợ. Bộ Công Thương ngay sau đó đã gửi công hàm đề xuất phía Nepal cho thông quan các lô hàng hoặc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan cho DN tái xuất hàng về Việt Nam vì lệnh cấm không nhất quán với tinh thần tự do thương mại và cũng không được báo trước cho các bên có liên quan. Trong khi đó, IPC đã phối hợp với Đại sứ quán, VPA và những DN xuất khẩu gửi thư đề nghị chính phủ Ấn Độ và Nepal hỗ trợ giải quyết cho các lô hàng được tái xuất về Việt Nam. Đồng thời, IPC cũng hỗ trợ yêu cầu các hãng tàu xem xét cắt giảm chi phí lưu kho. Tuy nhiên, đã gần 1 tháng trôi qua nhưng vụ việc dường như vẫn giậm chân tại chỗ.

Nông sản Việt bị trả về vì tồn dư hoá chất

Trái cây tươi, mẫu mã đẹp như xoài, vải, thanh long… bị phát hiện tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đành quay về nhờ thị trường nội địa “giải cứu”.

Thực tế này đã và đang khiến không chỉ doanh nghiệp thiệt hại mà nông sản Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ mất uy tín trên thị trường quốc tế.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao từng phát biểu, cho tới nay vẫn không dễ tẩy xóa định kiến về dư lượng hóa chất đối với mặt hàng nông sản.

Nông sản Việt bị định kiến của khách mua hàng quốc tế về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đến nay nông sản Việt mới chỉ có chừng 5% là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta cần một chính sách thực sự khuyến khích nông dân làm tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn và chất lượng.

unnamed

Theo số liệu thống kê của Eurofins (đơn vị chuyên cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với nông thuỷ sản nhập khẩu sang các thị trường EU) đối với mẫu kiểm nghiệm nông sản Việt đã có xu hướng đạt chuẩn, giảm được dư lượng hóa chất. Ví dụ hồ tiêu nếu như năm 2019 có tỷ lệ vượt ngưỡng quy định thuốc bảo vệ thực vật của EU là 32% thì 6 tháng đầu năm nay tỷ lệ này giảm xuống còn 18%. Hoặc như mặt hàng gạo năm ngoái có tỷ lệ 18% thì hiện tại đã giảm xuống còn 8%.

Thanh long giảm từ 4% của năm 2019 xuống chỉ còn 1,5%. Xoài giảm tỷ lệ từ 2% xuống còn 1%. Chuối giảm tỷ lệ từ 4,5% xuống còn 1,5%...

Dừa Bến Tre giảm năng xuất vì hạn mặn

Hiện nay, người trồng dừa ở Bến Tre không vui vì năng suất và chất lượng dừa giảm đáng kể. Hầu hết các vườn dừa đều cho trái nhỏ, kém chất lượng nên bán giá thấp. Đối với dừa tươi, do ít nước nên giá chỉ ở mức dưới 20.000 đồng/chục, giảm khoảng 100.000 đồng/chục so với trái dừa đạt chất lượng. Riêng dừa khô chất lượng thấp giá chỉ khoảng 30.000 đồng/chục, giảm 50.000 đồng/chục so với trái dừa bình thường.

Người trồng dừa ở Bến Tre lo lắng, là bởi ảnh hưởng của hạn mặn nên chất lượng trái dừa không đạt, do đó thương lái không thể thu mua. Người dân chỉ biết bán vớt bán vát được đồng nào hay đồng ấy. Có những chỗ mua 1.000 đồng/trái. Trái dừa lớn giá 1.300 đồng/trái nhưng 90% không có dừa lớn, giờ chỉ còn dừa nhỏ nên thương lái bỏ qua không mua. Người trồng dừa Bến Tre năm nay coi như thất thu.

dua-bt-1489800359532

Do ảnh hưởng của hạn mặn và sâu bệnh đã làm cho năng suất vườn dừa ở Bến Tre hiện tại giảm 70-80%. Trong khi toàn tỉnh Bến Tre hiện có 73.000 ha dừa, cho sản lượng hơn 63 triệu trái/năm. Dừa giảm năng suất, chất lượng là do ảnh hưởng của hạn mặn kéo dài, trong đó có nhiều diện tích cây dừa bị bệnh, rụng trái...

Chậu lan Juliet giá 83 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng dậy sóng

Gần đây, lan đột biến gene tự nhiên bắt đầu lên cơn sốt, trở thành đối tượng săn lùng của dân chơi lan. Họ đã bỏ cả chục triệu, trăm triệu, thậm chí hàng chục tỷ đồng để sở hữu một chậu lan đẹp- độc- lạ ấy.

Tuy nhiên, thông tin về một chậu lan mới được giao dịch thành công với giá 83 tỷ khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng về độ hot của dòng lan đột biến.

Cụ thể, mấy ngày gần đây, cộng đồng chơi lan rầm rộ chia sẻ hình ảnh một chậu lan Juliet đẹp, với độ dài chừng 20-30cm. Hầu hết các bài viết đính kèm thông tin về mức giá "trên trời" của giò hoa nhận được hàng trăm lượt yêu thích, bình luận.

chau-lan-juliet-83-ty-khien-cong-dong-mang-con-xao-dspl-2-1594370234208526699878-crop-15943704026101502299184

Khác với rất nhiều giao dịch lan đột biến tiền tỷ trước đây đều chia sẻ thông tin nhà vườn hoặc chủ nhân chậu lan, nhưng lần này, chủ của giò hoa được cho là có giá lên tới 83 tỷ đồng vẫn là một "ẩn số".

Theo chia sẻ trên mạng xã hội, thương vụ chuyển giao chậu lan với giá trị siêu khủng nói trên diễn ra từ cuối tháng 6 nhưng gần đây, hình ảnh chậu lan mới được đăng tải và tạo thành hiệu ứng chia sẻ khắp cộng đồng người chơi lan.

Đa phần các bình luận đều chung quan điểm chậu Juliet nở hoa đẹp, cân đối và nhìn hút mắt. Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng, 83 tỷ đồng cho một chậu lan là mức giá "không tưởng", "điên rồ" và "không có thật".

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công