largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Nhịp đập thực phẩm 60s: Ngã ngửa nguồn gốc bánh trung thu trứng chảy ngon “tụt lưỡi”,  chi 2 triệu mua mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7

Không chỉ có bánh trung thu mini phục vụ rằm mà trên thị trường các loại bánh trung thu trứng chảy được quảng cáo “made in Hong Kong” giá siêu rẻ được đông đảo người dùng Việt thích mê. Tuy nhiên nếu biết nguồn gốc thực sự của loại bánh siêu rẻ này hẳn nhiều người sẽ không khỏi giật mình về thức quà ngon "tụt lưỡi" này.

Hai triệu đồng 1 mâm cỗ chay 'thượng lưu' cúng rằm tháng 7

Với mong muốn cúng rằm tháng 7 tươm tất, nhiều gia đình có điều kiện ở Hà Nội sẵn sàng chi đậm, bỏ ra hàng triệu đồng để mua những mâm cỗ chay "thượng lưu", thịnh soạn.

Với quan niệm đi lễ cả năm không bằng rằm tháng 7, chị Thanh Bình (Long Biên, Hà Nội) quyết đặt mua những mâm cỗ chay cúng rằm tươm tất.

Empty

Do không có thời gian, toàn bộ lễ vật, đồ cúng, chị đều đặt sẵn ngoài hàng. Giá cho mỗi mâm cỗ chay gồm 15 món như chả nấm, tảo xào, rong biển, giò lụa, súp yến, đậu nhồi... là 2 triệu đồng (đã bao gồm phí vận chuyển).

Với chị Bình, rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 là những ngày lễ trọng đại trong năm nên gia đình chị đều cúng giỗ chu đáo. Thông thường, để tránh quá tải, nhiều cửa hàng sẽ yêu cầu khách đặt mâm trước 5 - 7 ngày. Giá tiền sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố là thực phẩm khách chọn và số lượng món trong mâm.

Empty

"Giả sử, mâm có 12 món nhưng chủ yếu là rau, củ, quả sẽ rẻ hơn mâm có 7 món gồm súp, cá, gà. Trong đó, các món đều là đồ chay và được tạo hình giống y như thật" - chị nói.

Ngoài ra, khách còn có thể mua lẻ từng món nếu không thích mua theo combo. Tương tự như cỗ thường, cỗ chay cũng có 3 phần là món chính, món phụ và món tráng miệng.

Theo chia sẻ của một chủ quán chay, cứ đến rằm tháng 7, nhiều gia đình lại tấp nập chuẩn bị đồ cúng giỗ. Thông thường, khách có 2 xu hướng là mua đồ về tự làm hoặc đặt trọn gói theo mâm.

Ngay từ 1/7 âm lịch đã mở đơn cho khách đặt đồ. Theo tiết lộ, trung bình mỗi ngày, chị Nga nhận từ 20 - 30 đơn cỗ chay cúng rằm tháng 7. Giá cho mỗi mâm cỗ chay từ 7 - 15 món sẽ dao động 500.000 - 2.000.000 đồng.

Đến gần ngày rằm, quán có mà vắt chân lên cổ để chạy. Bởi hầu hết khách đặt đều có nhu cầu lấy sớm trước 8 giờ để cúng. 5 - 10 đơn thì không sao nhưng giờ là 200 - 300 đơn chạy cùng 1 lúc thì không phải là đơn giản”.

Giật mình về bánh trung thu trứng chảy gây sốt khắp chợ, được quảng cáo ngon “tụt lưỡi”

Bánh trung thu trứng chảy, hay còn gọi là bánh trứng chảy, xuất hiện vài năm trở lại đây và liên tục gây sốt vào dịp Trung thu. Ngoài loại cao cấp có giá tiền triệu mà dân buôn bán xách tay về Việt Nam, trên thị trường còn xuất hiện dòng bánh được quảng cáo ngon thượng hạng song giá lại rất bình dân, thậm chí siêu rẻ.

Empty

Dù hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu (Rằm tháng 8 Âm lịch), trên “chợ mạng” đã xuất hiện nhan nhản loại bánh trung thu trứng chảy tràn. Đáng chú ý, thay vì bán theo hộp với giá 49.000-60.000 đồng/hộp 6 bánh, nhiều chủ hàng còn bán theo cân với giá chưa đến 100.000 đồng/kg.

Tại một fanpage chuyên bán đồ ăn vặt với giá sỉ trên facebook, chủ hàng tên Liên Hòa rao bán bánh trứng tan chảy béo ngậy với “giá hủy diệt”, chỉ 49.000 đồng/500gram. 1kg bánh được khoảng 18 chiếc, tính ra giá chỉ 5.500 đồng cho mỗi chiếc bánh trung thu thượng hạng này.

Empty

Trong khi đó, chủ hàng khác tên Hồng Hạnh cũng rao bán bánh trứng chảy Hong Kong với giá chỉ 49.000 đồng/hộp 6 bánh. Ngoài mức giá siêu rẻ, chủ hàng còn khẳng định bánh có xuất xứ từ Hong Kong.

PV liên hệ mua với số lượng lớn để bán dịp Trung thu, chủ hàng này cho biết, lượng hàng có sẵn không nhiều. Nếu mua vài chục hộp thì có thể giao hàng ngay, còn mua số lượng lớn hơn thì phải đặt trước vài ngày mới gom đủ.

Trên chợ online, bánh trung thu trứng chảy được bán lẻ với giá 79.000-100.000 đồng/hộp 6 chiếc. Đáng chú ý, rất nhiều người đặt mua loại bánh này về ăn, tuy nhiên phần lớn các đầu mối đều yêu cầu khách đặt trước từ 2-5 ngày.

Có một thực tế, nhiều người đang phát cuồng với loại bánh trung thu có nhân trứng muối tan chảy này mà không hề hay biết xuất xứ thật sự của chúng.

Trước đó, Đội QLTT số 13 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an TP. Hà Nội) đã chặn đứng vụ vận chuyển hơn 10 tấn bánh kẹo, trà sữa. Qua kiểm tra, phát hiện một lượng lớn bánh trung thu trứng chảy, kẹo các loại và trà sữa pha sẵn phục vụ thị trường dịp Trung thu.

Điều đáng nói, toàn bộ số bánh kẹo này không có bất cứ giấy tờ nào của cơ quan quản lý chuyên ngành chứng minh đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Bên ngoài các thùng hàng đều in chữ Trung Quốc.

Sâm tiền tỷ 'quốc bảo' bị nhái thương hiệu

Sâm Ngọc Linh giả đang bị một số đối tượng trộn lẫn với sâm Ngọc Linh thật rao bán trên mạng xã hội khiến người dân không biết đâu là thật, đâu là giả.

Sâm Ngọc Linh chỉ có ở vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận là “Quốc bảo”. 

Empty

Cho đến nay, theo thống kê, toàn tỉnh Kon Tum đã phát triển được khoảng 600 ha sâm Ngọc Linh, trong đó tập trung  chủ yếu ở Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum (gần 600 ha) và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô có hơn 13ha. Diện tích còn lại chủ yếu của người dân 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei tự trồng dưới những tán rừng.

Đến nay, gần như sâm Ngọc Linh vẫn chưa bán ra thị trường (kể cả doanh nghiệp và người dân). Chỉ có Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum có cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm từ sâm Ngọc Linh. Còn sâm củ thì công ty này cũng chỉ bán khi có khách hàng đặt nhưng số lượng cũng hạn chế.

Sâm Ngọc Linh là một trong những sản phẩm chủ lực, đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao của tỉnh và đã được cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm củ. Tuy nhiên, hiện nay, việc buôn bán sâm và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc xuất xứ, buôn bán sâm giả đang diễn ra phức tạp.

Nhiều cá nhân rao bán sâm Ngọc Linh trên các mạng xã hội facebook, zalo…và luôn khẳng định là sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên, trong khi đó, hiện nay sâm Ngọc Linh tự nhiên rất hiếm.

Những cây giống, sản phẩm gọi là sâm Ngọc Linh bán trôi nổi ngoài thị trường thì có đến 70-80% là hàng giả. Hiện nay, cây tam thất có hình dạng bên ngoài rất giống nên hay được lấy để giả là sâm Ngọc Linh.

Ông Nguyễn Văn Hoàng - ở phường Quang Trung (thành phố Kon Tum) cho hay: Sâm Ngọc Linh thì phải trồng từ  6-7 năm trở lên mới có thể bán mà hiện nay, trên các trang mạng xã hội nhiều người rao bán sâm Ngọc Linh tràn lan thế.

Nếu cứ để tình trạng giả sâm Ngọc Linh bán ra thị trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu, giá trị của Sâm Ngọc Linh. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, mà còn làm ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng thương hiệu và sản phẩm quốc gia sâm Ngọc Linh.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công