largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Nhịp đập tiêu dùng 60s: Bột ngọt giả nhãn mác Aji-no-moto, phạt 200 triệu với người buôn hàng xách tay từ 15/10

Mới đây lực lượng chức năng đã ập vào khu nhà trọ phát hiện cặp vợ chồng ở An Giang đang có hành vi sản xuất trà, đóng gói bột ngọt giả nhiều nhãn mác trong đó có Aji-no-moto.

Sang chiết bột ngọt giả nhãn mác Aji-no-moto

Công an huyện Châu Phú, An Giang đã bắt giữ hai người gồm Giang Văn Nghĩa, 43 tuổi, cùng vợ Lê Thanh Tuyền, 34 tuổi, ngụ huyện Phú Tân, An Giang, có hành vi sản xuất trà và bột ngọt giả nhiều nhãn mác.

Trước đó, khoảng 10h trưa 16-9, trên đường tuần tra kiểm soát, khi đến khu vực chợ Cái Dầu, thuộc thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, Tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy và môi trường phối hợp Công an huyện Châu Phú phát hiện Nghĩa đi xe máy chở 2 bao tải có biểu hiện nghi vấn nên đã kiểm tra.

Empty

Qua kiểm tra, lực lượng Công an phát hiện trong 2 bao tải có chứa 420 gói trà loại 70 gram và 380 gram nhãn mác Hoa Sen không có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.

Nghĩa khai nhận số trà trên do Nghĩa cùng vợ sản xuất tại nhà do vợ chồng Nghĩa thuê thuộc Tổ 18, ấp Bình Chánh, xã Bình Long, huyện Châu Phú do vợ chồng Nghĩa thuê.

Empty

Ngay sau đó, Cảnh sát tiến hành khám xét địa chỉ trên thì lực lượng Cảnh sát bắt quả tang Lê Thanh Tuyền (vợ Nghĩa) đang sang chiết đóng gói bột ngọt giả nhãn mác Aji-no-moto.

Đồng thời thu giữ 107 kg bột ngọt, 9 bọc bột ngọt giả nhãn mác Aji-no-moto loại 1kg; 1 bọc bột ngọt giả nhãn mác Saji loại 500gram; 71kg trà nguyên liệu đựng trong các bao tải; 120 gói trà giả nhãn mác Hoa Sen loại 380gram; 2 máy ép bọc và trên 1.000 bao bì nhãn mác Hoa Sen, Aji-no-moto và Saji .. cùng nhiều tang vật liên quan đến việc sản xuất trà và bột ngọt giả của vợ chồng Nghĩa.

Nghĩa và Tuyền khai nhận: Số trà và bột ngọt trên được Tuyền lên TPHCM mua đem về sang chiết, đóng gói giả các nhãn mác trà Hoa Sen, bột ngọt Aji-no-moto và Saji. Sau đó, vợ chồng Nghĩa đem đi tiêu ở nhiều nơi trong tỉnh kiếm lời.

Từ 15/10 hàng xách tay được liệt vào hàng lậu, người bán có thể bị phạt đến 200 triệu đồng

Cụ thể từ ngày 15/10, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 - 50 triệu đồng, tuỳ thuộc giá trị hàng hoá nhập lậu. Đối với tổ chức vi phạm kinh doanh hàng lậu sẽ bị phạt từ 1-100 triệu đồng.

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì từ ngày 15/10, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 - 50 triệu đồng, tuỳ thuộc giá trị hàng hoá nhập lậu. Còn tổ chức vi phạm kinh doanh hàng lậu sẽ bị phạt từ 1-100 triệu đồng.

Empty

Hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hàng nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mĩ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn...

Empty

Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, còn với tổ chức vi phạm thì số tiền phạt sẽ gấp đôi mức phạt với cá nhân, tương ứng là 200 triệu đồng.

Do vậy, đối với hành vi kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan... (hay hàng nhập lậu), có giá trị trên 100 triệu đồng, thì mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 200 triệu đồng.

Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020.

Nâng khống giá thiết bị y tế từ 2 tỷ lên 12 tỷ

Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hà Tĩnh) đang vào cuộc làm rõ vụ nhà thầu nâng khống gói trang thiết bị y tế gồm bộ máy giặt, máy sấy trị giá hơn 2 tỷ nhưng được bán cho 4 bệnh viện với giá 12 tỷ đồng.

Công an đang điều tra Công ty CP đầu tư trang thiết bị y tế Hà Tĩnh, địa chỉ số 85, đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh. Người đại diện pháp lý là bà Mai Thị Hoa.

Empty

Cơ quan điều tra xác định, từ 8/2018 đến tháng 12/2018, Công ty Cổ phần trang thiết bị y tế Hà Tĩnh (Công ty TTBYT Hà Tĩnh) đã mua 4 bộ máy giặt, máy sấy công nghiệp của Công ty cổ phần The One Việt Nam. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Trung Dũng.

Giá trị theo thỏa thuận mỗi bộ máy giặt, máy sấy là hơn 523 triệu đồng sau thuế. Tổng 4 bộ trang thiết bị này là gần 2,1 tỷ đồng.

Trong 4 bộ máy giặt, máy sấy nói trên, chỉ có 1 bộ máy giặt, máy sấy cung cấp cho Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà được Công ty CP The One Việt Nam và Công ty thiết bị y tế Hà Tĩnh ký Hợp đồng kinh tế số 08082018/HĐKT/TBG/HT-TO ngày 8/8/2018; 3 còn lại mua bán không ký hợp đồng. 3 bộ còn lại được cung cấp cho các Bệnh viện huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc.

Qua xác minh điều tra, thời điểm này doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với một công ty thứ 3 là Công ty CP thiết bị y tế Bảo Anh (địa chỉ ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) để nâng khống giá trị đầu vào của bộ trang thiết bị lên hơn 10 tỷ đồng.

Sau đó, doanh nghiệp này bán bộ thiết bị cho 4 bệnh viện ở Hà Tĩnh với mức giá 12 tỷ đồng. Nâng khống giá trị 4 bộ máy giặt, máy sấy từ 2,1 tỷ lên 12 tỷ đồng.

Công an tỉnh Hà Tĩnh bước đầu xác định, từ tháng 7/2020, khi cảnh sát thu thập hồ sơ liên quan về gói thầu tại 4 bệnh viện trên thì bà Mai Thị Hoa đã liên hệ với Công ty CP The One Việt Nam để hợp thức hóa hồ sơ.

Tuy nhiên, do công ty này đã kê khai thuế giai đoạn đó nên không có hóa đơn cung cấp theo yêu cầu của bà Hoa.

Sáng 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định khởi tố vụ án, ra lệnh tạm giam, lệnh khám xét đối với Mai Thị Hoa (SN 1974, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư trang thiết bị y tế Hà Tĩnh) về tội Trốn thuế.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công