largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Nhịp đập tiêu dùng 60s: Vàng biến động 5,5 triệu đồng/lượng, xoài Cao Lãnh bị nhái tứ tung

Tuần qua giá vàng thế giới và trong nước đã có sự biến động mạnh mẽ, chênh lệch đỉnh và đáy lên tới gần 100 USD/ounce (thế giới) và 5,5 triệu đồng/lượng (trong nước). Một tin không vui đối với xoài Cao Lãnh của Đồng Tháp dù đã được bảo hộ nhưng bị nhái tứ tung không đảm bảo chất lượng nên Trung Quốc đã dừng nhập khẩu.

Vàng biến động 5,5 triệu đồng/lượng

Sau khi tăng gần 20 USD vào phiên 20/8 (giờ Mỹ), vàng thế giới trong phiên 21/8 đêm qua giữ xu hướng đi ngang tại vùng 1.945 USD/ounce. Đến cuối phiên, vàng trên sàn New York đóng cửa ở mức 1.942,4 USD/ounce, giảm 4,2 USD so với cuối ngày hôm trước. Đây cũng là giá chốt tuần này của vàng giao ngay sàn Kitco.

Empty

So với cuối tuần trước, vàng thế giới hiện chỉ thấp hơn 2 USD/ounce, nhưng so với mốc cao nhất đạt được trong tuần này (gần 2.020 USD phiên 18/8) giá kim quý hiện đã giảm gần 80 USD. Thậm chí, nếu tính biên độ dao động lớn nhất của vàng trong tuần qua con số cũng lên tới gần 100 USD/ounce.

Đà biến động mạnh của vàng thế giới là nguyên nhân chính khiến thị trường vàng trong nước trải qua tuần biến động mạnh với biên độ hơn 5,5 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, giá vàng miếng bán ra cao nhất ghi nhận trong tuần này (17-22/8) đạt 58,7 triệu đồng/lượng vào sáng ngày 18/8, cùng thời điểm vàng thế giới đạt đỉnh tuần (gần 2.020 USD). Trong khi đó, giá thấp nhất trong tuần là 55,3 triệu/lượng ghi nhận vào sáng 17/8.

Sau khi tăng đạt đỉnh tuần, vàng miếng đã giữ xu hướng giảm trong những phiên cuối tuần.

Sáng nay, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng khu vực TP.HCM ở mức 55,35 - 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không thay đổi so với ngày hôm qua.

Empty

Giá vàng tại thị trường Hà Nội cũng không có nhiều thay đổi khi SJC vẫn chấp nhận mua vào ở mức 55,35 triệu/lượng và bán ra ở 57,77 triệu/lượng.

So với cuối tuần trước, giá vàng miếng hiện tại cao hơn gần 600.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, nếu so với đỉnh tuần này (sáng 18/8), giá vàng hiện vẫn thấp hơn gần 2 triệu đồng/lượng.

Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá mua vào vàng miếng ở mức 55,2 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng so với chiều qua; giá bán cũng được doanh nghiệp này giảm 200.000 đồng, hiện ở mức 56,3 triệu/lượng.

Tập đoàn DOJI khi giá mua bán vàng đều có xu hướng giảm. Hiện DOJI chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 55,15 triệu/lượng và bán ra ở mức 56,25 triệu, giảm lần lượt 150.000 đồng và 250.000 đồng so với chiều qua.

Gần 600 tấm nệm giả thương hiệu nổi tiếng

Trước đó, cục Quản lý thị trường TP.HCM phối hợp với đội 7, Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm tham nhũng, kinh tế, Công an TP đã phát hiện 5 điểm sản xuất nệm tại huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh đang có nhiều công nhân sản xuất nệm có dấu hiệu nghi giả mạo thương hiệu Thắng Lợi.

Empty

Tại thời điểm kiểm tra, đại diện các cơ sở cũng không xuất trình được hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các nguyên liệu sản xuất nệm tại đây.

Lực lượng Quản lý thị trường cho biết, nệm do các cơ sở này sản xuất đều không được làm từ cao su như quy trình làm nệm thông thường mà nệm được kết dính bằng mút xốp không rõ nguồn gốc.

Theo các chủ cơ sở, số nệm trên sau khi sản xuất xong sẽ được bán ra thị trường TP.HCM và các tỉnh khác. Mỗi tấm nệm trung bình có giá giao động khoảng 1 triệu đồng.

Hiện lực lượng chức năng đã tạm giữ 583 tấm nệm cùng một số máy móc, nguyên liệu sản xuất để điều tra, làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật.

Gom hơn 53 tấn găng tay y tế kém chất lượng về phân loại, đóng gói thành thương hiệu nổi tiếng

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03, Công an TP HCM) phối hợp Công an quận 12 đột kích kho hàng trên đường Tân Thới Nhất, phát hiện hơn 50 tấn găng tay y tế kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, nhiều thùng chứa hàng trăm nghìn đôi khác đã được dán mác thương hiệu nổi tiếng.

Chủ của những kho hàng này là Ngô Minh Danh (50 tuổi) và giao cho Nguyễn Văn Mịch, 47 tuổi quản lý.

Empty

Trước đó PC03 phối hợp Công an quận 12 đột kích kho hàng trên đường Tân Thới Nhất, phát hiện hơn 50 tấn găng tay y tế kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; nhiều thùng chứa hàng trăm nghìn đôi khác đã được dán mác thương hiệu nổi tiếng. Mịch đang giám sát hơn 30 nhân công làm việc.

Đồng loạt khám xét các căn nhà ở huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 7, quận Tân Phú, huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) phát hiện hơn 3,1 triệu đôi găng tay y tế giả nhãn hiệu nổi tiếng; nhiều tem, nhãn mác, thùng giấy...

Khai với cảnh sát, Mịch cho biết được Danh thuê quản lý nhiều kho hàng từ tháng 7, tuyển nhân viên phân loại găng tay y tế kém chất lượng, không rõ nguồn gốc để làm giả hàng có thương hiệu.

Công nhân tại đây được giao nhiệm vụ khác nhau. Một nhóm sẽ lấy găng tay cho vào máy thổi kiểm tra có hay không bị thủng, sau đó chuyển sang khâu khác loại bỏ những chiếc bị ố vàng. Găng tay qua hai bước kiểm tra này sẽ "đạt chuẩn" để đóng gói, dán nhãn mác đưa đi tiêu thụ.

Quá trình điều tra, lực chức năng kết luận Danh và Mịch đã sản xuất, buôn bán găng tay y tế giả từ nguồn hàng kém chất lượng, mua trôi nổi trên thị trường lượng với số lượng đặc biệt lớn. Danh cũng bị điều tra do có nhiều người tố cáo đã đưa tiền cho ông ta đặt mua găng tay, khẩu trang y tế nhưng không nhận được hàng.

Trung Quốc dừng nhập khẩu xoài Cao Lãnh

Một thực tế đáng buồn với nông dân Đồng Tháp đó là giống xoài Cao Lãnh đang bị làm giả xuất xứ, mã bị nhái tứ tung. Còn buồn hơn khi phía Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu loại xoài này vì nhiễm sâu gây hại. Tình trạng xoài địa phương khác gắn mác xuất xứ của xoài Đồng Tháp, đã ảnh hưởng xấu đến danh tiếng và quyền lợi của người nông dân nơi đây.

Empty

Nhiều nhà vườn và doanh nghiệp thu mua, việc cấp mã số vùng trồng và mã số nhà đóng gói để xuất hàng sang Trung Quốc khá đơn giản. Nhà vườn chỉ kê khai tên chủ hộ, diện tích, địa chỉ, sản lượng, danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng... Phía Trung Quốc sẽ cấp mã số vùng trồng mà không cần đến tận nơi để kiểm tra.

Với nhà đóng gói, ngoài việc phải là doanh nghiệp, những thủ tục khác khá đơn giản. Trong khi đó, nếu mã số đóng gói xuất sang châu Âu, họ có người trực tiếp xuống kiểm tra, yêu cầu khắc phục nếu chưa đạt.

Thêm nữa, những mã số xuất khẩu ở các thị trường lớn khác đều được bảo mật, chỉ doanh nghiệp, vùng trồng được cấp biết. Trong khi mã số xuất sang Trung Quốc được công khai, ai muốn tìm là có ngay.

Chính điều này đã tạo điều kiện cho việc mạo danh, nhái mã số tứ tung. Cụ thể vào tháng 6/2020, phía hải quan Trung Quốc phát hiện 220 lô xoài tươi nhập khẩu từ Việt Nam nhiễm sâu gây hại, trong đó có nhiều lô gắn các mã số của Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương. Trớ trêu là thời điểm này xoài ở Đồng Tháp đã hết vụ.

Rất nhiều doanh nghiệp bức xúc vì mã số bị xài chùa cho quá nhiều lô xoài, dẫn tới tình trạng trà trộn chất lượng, ảnh hưởng đến thương hiệu.

Bà Lê Thị Hà, phó Phòng quản lý chất lượng - an toàn thực phẩm, Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, cho biết hiện tại trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 110 mã số vùng trồng cây ăn trái và 13 mã nhà đóng gói quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc quản lý các mã số để xuất hàng sang Trung Quốc, theo bà Hà, chưa có văn bản hướng dẫn hoặc quy định về việc quản lý, bảo hộ.

Phía Sở NN&PTNT Đồng Tháp cũng đã có công văn phản hồi với Cục Bảo vệ thực vật về tình trạng xoài địa phương khác gắn mác xuất xứ của xoài Đồng Tháp, kiến nghị cơ chế quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng, mã số nhà đóng gói để đảm bảo quyền lợi cho nông dân, doanh nghiệp.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công