largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Nở rộ trào lưu bán thực phẩm online, cảnh giác với hàng kém chất lượng

Sau giãn cách xã hội, người tiêu dùng vẫn có xu hướng mua thực phẩm trực tuyến nhiều hơn thay vì mua trực tiếp tại các điểm bán truyền thống. Tuy nhiên, việc mua bán thực phẩm trực tuyến trên các website, ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) và các mạng xã hội luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tiện lợi, nhanh chóng là những ưu điểm vượt trội của các chợ trên mạng so với chợ truyền thống. Dạo một vòng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, các bà nội trợ dễ dàng để tìm thấy bất cứ loại thực phẩm nào, từ thịt cá, rau củ, từ đồ tươi sống đến được chế biến sẵn. Chỉ bằng vài cú nhấp chuột, vài tiếng sau, các loại thực phẩm khách hàng đặt mua đã được giao đến tận nơi.

Chị Hà Thảo (Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM) cho biết: “Tôi thường xuyên mua thực phẩm trên mạng vì hiện giờ rất nhiều trang bán, thực phẩm đa dạng mà giá cả không chênh nhiều so với ở chợ hay siêu thị. Dù có thêm tiền vận chuyển nhưng lại tiết kiệm nhiều công sức cho bà nội trợ”.

mua

Đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid- 19, xu hướng tiêu dùng online ngày càng gia tăng. Theo khảo sát mới nhất của Nielsen Việt Nam, 64% người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên hơn và 63% sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch.

Không thể phủ nhận tính tiện dụng của mua bán online. Tuy nhiên, thực tế không ít trường hợp, “thượng đế” mất niềm tin khi bị “phản bội” bởi một số cơ sở chế biến thực phẩm, thức ăn sử dụng các chất phụ gia không được phép hoặc vượt quá giới hạn cho phép, thực phẩm bị hư hỏng biến chất do điều kiện bảo quản không đảm bảo... gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Thêm vào đó, phần lớn mặt hàng rao trên MXH không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, quảng cáo sai sự thật, không có địa chỉ kinh doanh cụ thể hoặc không có hóa đơn, chứng từ... Điều này không chỉ khiến người tiêu dùng chịu thiệt mà còn ảnh hưởng đến những cơ sở kinh doanh chân chính khác.

Mặt khác, hiện nay, các cá nhân kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trước nhu cầu mua sắm thực phẩm online của người tiêu dùng tăng cao, Cục TMĐT và Kinh tế số - (Bộ Công Thương) khuyến cáo, việc mua bán thực phẩm trực tuyến trên các website, ứng dụng TMĐT và các MXH luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, để bảo vệ quyền lợi, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.

Untitled

Các website phải cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan về chủ sở hữu website, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng… Ngoài ra, nếu mua hàng qua MXH, người tiêu dùng cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng đã được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, Cục này cũng cho biết, nếu mua hàng qua mạng xã hội, người tiêu dùng cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng đã được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số lưu ý, người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua thực phẩm ở những trang không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng; hoặc khi người mua hỏi thông tin mà người bán cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn, chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công