largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Nông sản Việt xuất ngoại nhiều lần “quay đầu” về nước vì tồn dư “hóa chất” quá cao

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa, Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) sẽ có hiệu lực. Đây được xem là cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam nhất là đối với ngành nông sản. Tuy nhiên, thực tế nông sản Việt vẫn ở thế bị động, luôn phải “quay đầu” khi xuất ngoại do tồn dư hóa chất.

Trái cây tươi, mẫu mã đẹp như xoài, vải, thanh long… bị phát hiện tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật  đành quay về nhờ thị trường nội địa “giải cứu”.

Thực tế này đã và đang khiến không chỉ doanh nghiệp thiệt hại mà nông sản Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ mất uy tín trên thị trường quốc tế.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao từng phát biểu, cho tới nay vẫn không dễ tẩy xóa định kiến về dư lượng hóa chất đối với mặt hàng nông sản.

2

Nông sản Việt bị định kiến của khách mua hàng quốc tế về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đến nay nông sản Việt mới chỉ có chừng 5% là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta cần một chính sách thực sự khuyến khích nông dân làm tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn và chất lượng.

Theo số liệu thống kê của Eurofins (đơn vị chuyên cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với nông thuỷ sản nhập khẩu sang các thị trường EU) đối với mẫu kiểm nghiệm nông sản Việt đã có xu hướng đạt chuẩn, giảm được dư lượng hóa chất. Ví dụ hồ tiêu nếu như năm 2019 có tỷ lệ vượt ngưỡng quy định thuốc bảo vệ thực vật của EU là 32% thì 6 tháng đầu năm nay tỷ lệ này giảm xuống còn 18%. Hoặc như mặt hàng gạo năm ngoái có tỷ lệ 18% thì hiện tại đã giảm xuống còn 8%.

Thanh long giảm từ 4% của năm 2019 xuống chỉ còn 1,5%. Xoài giảm tỷ lệ từ 2% xuống còn 1%. Chuối giảm tỷ lệ từ 4,5% xuống còn 1,5%...

Đây được xem là tín hiệu đáng mừng, nhờ một số doanh nghiệp đã nỗ lực “đi đầu đón tắt” thị trường “kỹ tính” bằng cách thuê các chuyên gia nước ngoài hằng tuần, hằng tháng đến hướng dẫn người nông dân cách trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, cách sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật một cách khoa học để thu được sản phẩm đạt tiêu chuẩn EU.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình đổi mới này. Trước đây lãnh đạo các cấp từ Trung ương cho đến địa phương đều hô hào là nông dân sản xuất mà không cần biết có ai mua hay không.

Còn bây giờ, các doanh nghiệp nắm được đầu ra như thế nào, rồi từ đó mới tổ chức lại cho nông dân sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra. Nếu Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp hoạt động thì hành trình của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU sẽ thuận lợi hơn.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công