largeer

Share This Post

SG247

Phân lô, lấp suối trái phép tại phường Trảng Dài – “chuyện thường ngày ở huyện”?

Vẽ dự án ma, phân lô, lấp suối, bán nền giấy tay, tách thửa trái phép trên đất nông nghiệp. Tổ chức làm đường, kéo điện, là những gì đang diễn ra tại các thửa đất 767, 768, 790 tờ số 44 của các ông bà Nguyễn Văn Khoái, Vũ Thế Khải và Nguyễn Thị Tuyết Trinh và ông Lưu Quang Mỹ tại khu phố 4C, phường Trảng Dài. Hành vi trên đã vi phạm hàng loạt quy định pháp luật đất đai, có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ người mua, phá vỡ quy hoạch tại địa phương, gây bức xúc dư luận.

Theo phản ánh của Tạp chí Sức khỏe và Môi trường ngày 24/6/2020 có bài viết: Ngang nhiên xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm, đất nông  nghiệp - Kỳ 1:  Có hay không việc phân lô, xây dựng trái phép tại phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai? Qua đó phản ánh hiện tượng phân lô và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm tại phường Trảng Dài diễn ra trong một thời gian dài nhưng dường như chính quyền địa phương đã không quản lý được. Vì vậy, hiện tượng này đối với người dân địa phương đã trở thành chuyện hết sức bình thường, mạnh ai người đó xây dựng dù không được cấp phép.

Empty
Empty
Hình ảnh phân lô tại 3 thửa 767, 768 và 790

Hình ảnh phân lô tại 3 thửa 767, 768 và 790

Cũng theo Tạp chí Sức khỏe và Môi trường ghi nhận tại lô đất thuộc  tờ bản đồ số 44, thửa 790 (theo bản đồ quy hoạch đất đai tỉnh Đồng Nai có diện tích 3.410,7m2) được phân thành nhiều lô, đã xây dựng đường và hệ thống cột điện. Cũng theo bản đồ quy hoạch đất đai của tỉnh Đồng Nai, thì lô đất này thuộc đất trồng cây lâu năm nên không được phép phân lô và xây dựng nhà ở. Nghiêm trọng hơn, ngoài việc phân lô trái phép, tại “dự án” này còn có dấu hiệu lấn chiếm hành lang của con suối. Theo quan sát của chúng tôi, hàng trăm mét chiều dài hành lang suối đã được xây bằng bê-tông đã thu hẹp dòng chảy, thay đổi cảnh quan quy hoạch của khu vực. Điều này gây hậu quả lớn, nguy hiểm đến tài sản và cuộc sống của những người dân trong những mùa mưa lũ khi lòng suối bị thu hẹp, lưu lượng nước không kịp thoát… Đồng thời phản ánh sự bất lực của chính quyền địa phương trước tình trạng phân lô bán nền trái phép trên đất nông nghiệp thậm chí là ngang nhiên lấn lấp suối gây bức xúc trong nhân dân.

Tuy nhiên theo tìm hiểu thực tế của chúng tôi thì không chỉ có thửa 790 tờ bản đồ số 44 của ông Lưu Quang Mỹ mới xảy ra tình trạng phân lô, tách nền, kéo điện, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp mà được tổ chức thực hiện trên 3 thửa đất đó là thửa 768 đất trồng cây hằng năm có diện tích 3.185m2 do ông Nguyễn Văn Khoái là chủ đất, thửa 767 đất CLN có diện tích 1.508,4m2 do ông bà Vũ Thế Khải và Nguyễn Thị Tuyết Trinh là chủ đất và thửa 790 là đất trồng cây lâu năm có diện tích 3.410,7m2 do ông Lưu Quang Mỹ là chủ sử dụng.

3 thửa đất của các ông bà nêu trên hợp lại thành khu đất với diện tích 8,104.1m2. Các chủ đất đã tiến hành làm đường và có 14 trụ điện, đã kéo điện, nhiều căn nhà đã được xây dựng san sát. Mỗi một nền tại đây có diện tích 100m2 được giao bán với giá 700 triệu/ nền. Vậy nên với diện tích 8.104,1m2 đất nông nghiệp các chủ đất đã bỏ túi hơn 40 tỉ đồng.

Nghiêm trọng hơn, ngoài việc phân lô trái phép, tại thửa 790 do ông Lưu Quang Mỹ là chủ sử dụng còn ngang nhiên lấn chiếm hành lang của con suối với chiều dài 50m rộng 5m bằng bê tông với mục tích cơi nới diện tích để phân lô. Điều này gây hậu quả lớn, nguy hiểm đến tài sản và cuộc sống của những người dân trong những mùa mưa lũ khi lòng suối bị thu hẹp, lưu lượng nước không kịp thoát…

Cũng theo bài báo thì chính quyền địa phương tỏ ra bất lực trước thực trạng này cụ thể theo lời ông ông Giang Văn Thuật – cán bộ địa chính phường đến làm việc. Tại đây, ông Thuật cho biết: “Đa số nhà xây dựng đã lâu năm. Cán bộ phường đã cắm bảng cảnh báo cho người dân tuy nhiên lại bị nhổ vứt đi. Tôi cũng đã báo cáo lãnh đạo phường. Hiện vẫn chưa xác minh được ai là chủ đất. Đây không phải san lấp, chỉ là cỏ người ta gạt ra… Chỉ có cột điện chứ chưa có đấu nối điện”.

“Do địa bàn rộng, lực lượng quản lý mỏng nên anh em cán bộ phụ trách địa chính của phường cũng không nắm bắt hết được. Chỉ có 8 người mà phải phụ trách 11 khu phố. Anh em đi kiểm tra nếu phát hiện thì sẽ tiến hành xử phạt. Tôi sẽ cho cán bộ xác minh cụ thể và sẽ có câu trả lời cho báo chí sau…” - ông Thuật chia sẻ thêm.

Trở lại với thửa 790 do ông Mỹ là chủ sử dụng ngoài việc phân thành nhiều lô nền chủ đất còn ngang nhiên lấn lấp hành lang con suối ( ước chừng ngang 5m x dài 50m), thu về 2500 m2. Phần đất này đã được chủ đất xây kè đổ bê-tông đã thu hẹp dòng chảy, thay đổi cảnh quan quy hoạch của khu vực.

Nhưng có lẽ lợi nhuận thu được từ 2500m2 đất lấn lấp suối này quá lớn khiến cho chủ đất như ông Mỹ bất chấp hậu quả. Bởi cứ 100m / nền, với số diện tích lấn chiếm kia đã có 25 nền rồi. Mỗi nền 700 triệu thì cũng bỏ túi gần 20 tỷ. Mà mua bán trao tay rồi việc diễn ra sạt lở thì khách hàng chịu chứ có phải chủ đất chịu đâu?

Sạt lở chỉ sau 1 cơn mưa

Sạt lở chỉ sau 1 cơn mưa

Gia cố bằng gạch và bê tông như vậy có đảm bảo an toàn

Gia cố bằng gạch và bê tông như vậy có đảm bảo an toàn

Empty
Empty
Hình ảnh sói mòn sau cơn mưa lớn

Hình ảnh sói mòn sau cơn mưa lớn

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
có thể hình dung diện tích mà chủ đất thửa 790 đã lấn ra con suối

có thể hình dung diện tích mà chủ đất thửa 790 đã lấn ra con suối

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Người dân dựng nhà trên nền đất yếu như thế này liệu có an toàn

Người dân dựng nhà trên nền đất yếu như thế này liệu có an toàn

Empty

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 25 Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như sau:

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường: San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ công trình vi phạm.

Ngoài ra, hành vi trục lợi đất công của các đầu nậu, các chủ đất tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, làm đường bê tông trồng trụ kéo dây điện, phân lô bán nền trái phép tại các thửa 790, 768, 767 sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mỗi chủ sử dụng đất 15 triệu đồng kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình trái phép.

Theo quy định pháp luật các chủ đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như ông Mỹ, ông Khoái bà Tuyết Trinh và ông Khải chỉ có quyền sử dụng đất đúng mục đích. Thực tế các thửa đất 790, 767, 768 vẫn là đất CLN, không có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm để chuyển sang đất ở nên chưa đủ căn cứ để thực hiện thủ tục chuyển mục đích, tách thửa theo quy định. Vậy nên khi rao bán và bán cho khách hàng, họ đã biểu hiện rõ về hành vi lừa dối khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công