largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Phụ huynh tốn tiền triệu mua kit test nước bọt nhưng không chính xác

Cả nhà có triệu chứng bị mắc COVID-19, chị Huyền (Bình Thạnh, TPHCM) mua kit test nước bọt để xét nghiệm cho con. Thế nhưng, các kit test này đều không cho kết quả chính xác.

Hai người lớn trong nhà có kết quả test nhanh dương tính, chị Huyền (Bình Thạnh, TPHCM) nhờ em trai ra tiệm thuốc mua kit test nước bọt trên đường Nguyễn Văn Đậu để thử cho cậu con trai T.V.H mới hơn 1 tuổi.

Thế nhưng, kết quả vẫn báo âm tính khiến chị Huyền nghi ngờ.

Xét nghiệm nước bọt của T.V.H thực hiện tại nhà cho kết quả âm tính (ảnh trái), trong khi xét nghiệm nhanh và PCR tại trung tâm xét nghiệm cho kết quả dương tính (ảnh phải).

Xét nghiệm nước bọt của T.V.H thực hiện tại nhà cho kết quả âm tính (ảnh trái), trong khi xét nghiệm nhanh và PCR tại trung tâm xét nghiệm cho kết quả dương tính (ảnh phải).

"Bác bảo mẫu chăm sóc cháu hằng ngày test nhanh dương tính, cháu cũng có biểu hiện ho, sốt nhưng test nước bọt ra âm tính. Vì thế, tôi khá nghi ngờ kết quả này. Tôi đưa cháu ra trung tâm xét nghiệm thì cho kết quả test nhanh dương tính, RT-PCR có CT 13, nồng độ virus và mức lây nhiễm rất cao", chị Huyền chia sẻ.

Chị Huyền dùng kit test nước bọt còn lại để thử cho người lớn nhưng kết quả cũng không khả quan.

"Tôi nhờ mua 110.000 đồng/bộ, chục kit test hết hơn triệu đồng nhưng kết quả không như kỳ vọng. Tôi chỉ mong thuận tiện khi tự test ở nhà cho con nhỏ nhưng chất lượng quá kém khiến tôi lo lắng. Nếu phụ huynh mua về test sai cho con thì dễ gây lây lan dịch bệnh", chị Huyền chia sẻ.

Test nước bọt (bên trái) và test dịch vùng tỵ hầu (bên phải) cho con gái anh Tuấn Anh ở cùng một thời điểm nhưng cho kết quả khác nhau.

Test nước bọt (bên trái) và test dịch vùng tỵ hầu (bên phải) cho con gái anh Tuấn Anh ở cùng một thời điểm nhưng cho kết quả khác nhau.

Tương tự, anh Tuấn Anh (Quỳnh Phụ, Thái Bình) cũng nhờ người quen mua test nước bọt tại một tiệm thuốc ở Hà Nội gửi về. Khi con bị sốt cao, cháu được các y bác sĩ test nhanh cho kết quả dương tính, yêu cầu tự cách ly ở nhà.

Để thử độ nhạy của que test nước bọt vừa mua, anh cũng vẫn test lại cho con nhưng kết quả âm tính. Liên tiếp test các que còn lại, kết quả cũng không thay đổi khiến anh lo ngại. Trong khi đó, khi anh chuyển sang test que bằng lấy dịch họng thì kết quả dương tính được báo ngay.

"Nếu phụ huynh test nước bọt cho con mà đều tin kết quả này đúng thì thật nguy ngại", anh Tuấn Anh bày tỏ và thất vọng vì bỏ ra số tiền lớn mua kit test nước bọt nhưng không hiệu quả.

Trả lời trên Lao Động về kit test nước bọt, ThS. BS nội trú Nhi khoa Thiều Thị Huyền Nhung - Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết, ý nghĩa của test nhanh là phát hiện sàng lọc sớm, xử lý và cách ly những trường hợp nghi ngờ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Theo đó, kit test nước bọt là lấy mẫu nước bọt ở vùng họng, cuống lưỡi. Tuy nhiên, bác sĩ Nhung cho rằng độ chính xác của test nước bọt không thể cao bằng test tỵ hầu. Lý do là, vùng nước bọt nồng độ virus thấp nên kết quả âm tính giả sẽ cao hơn so với lấy dịch vùng tỵ hầu.

Bác sĩ Nhung phân tích thêm test nhanh kháng nguyên chủ yếu lấy mẫu bệnh phẩm ở dịch tỵ hầu. Bởi vùng tỵ hầu là khu vực sinh sống và nhân lên chủ yếu của virus. Người dân không nên sợ trẻ con đau mà tìm mua và sử dụng các loại kit test trôi nổi, chưa được cấp phép. Sử dụng test nhanh phải quan tâm đến độ đặc hiệu, vùng nào có nồng độ virus cao, sẽ thực hiện lấy mẫu ở đó.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công