largeer

Share This Post

SG247

Rừng đầu nguồn Đa Nhim bị xâm hại nặng do việc khai thác cát gây sạt lở

Tình trạng khai thác khoáng sản trên dòng suối Lớn (xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) gây sạt lở, ô nhiễm môi trường diễn ra trong thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Trước đó, ngày 15/6, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có thông báo số 238/TB-STNMT ngày 11/6/2021, yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lê Văn Oai Lâm Đồng khắc phục các tồn tại, vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên sông Đa Nhim (đoạn qua địa bàn huyện Đơn Dương) sau những thông tin phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.

Sở yêu cầu Công ty lập hồ sơ, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuê đất bãi tập kết và văn phòng theo quy định; lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác, lắp đặt camera giám sát tại kho chứa, lập sổ sách, chứng từ, tài liệu để xác định sản lượng khai thác thực tế; phương tiện, thiết bị khai thác phải đáp ứng các điều kiện về hoạt động giao thông đường thủy nội địa; thông báo, thông tin công khai vị trí, công suất, diện tích, thời gian khai thác… tại khu vực mỏ để người dân tham gia giám sát.

Doanh nghiệp khai thác cát tự ý đắp một đập đất, chiều dài khoảng 5m, bề mặt rộng khoảng 2m chặn ngang dòng sông Đa Nhim. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Doanh nghiệp khai thác cát tự ý đắp một đập đất, chiều dài khoảng 5m, bề mặt rộng khoảng 2m chặn ngang dòng sông Đa Nhim. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Đặc biệt, trong quá trình khai thác phải luôn chú ý đến hiện tượng sạt lở bờ sông do hoạt động khai thác khoáng sản gây nên; đảm bảo an toàn, khai thác đúng vị trí cấp phép, khoảng cách so với bờ sông, không gây sạt lở bờ sông và thường xuyên duy tu đường vận chuyển.

Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu doanh nghiệp này dừng mọi hoạt động khai thác khoáng sản theo giấy phép số 90/GP-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp cho đến khi khắc phục đầy đủ các vi phạm nêu trên.

Thời hạn khắc phục chậm nhất đến ngày 30/7, nếu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lê Văn Oai Lâm Đồng không gửi báo cáo kết quả thực hiện (kèm hồ sơ, tài liệu chứng minh) về Sở, Ủy ban Nhân dân huyện Đơn Dương thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu, đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét xử lý nghiêm hoặc thu hồi giấy phép theo quy định.

Trước đó, trong tháng 4/2021, Thông tấn xã Việt Nam đã có thông tin phản ánh về việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lê Văn Oai Lâm Đồng (trụ sở huyện Đơn Dương) tổ chức khai thác cát trên sông Đa Nhim (theo giấy phép được tỉnh Lâm Đồng cấp có thời hạn 14 năm 5 tháng, diện tích khu vực khai thác là 11,3ha, tương đương 5,7km lòng sông).

Tuy nhiên, công ty chưa tuân thủ các quy định, gây đục nguồn nước ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tưới tiêu của hàng chục hộ dân hai bên bờ sông đoạn qua địa bàn xã Lạc Xuân (Đơn Dương).

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn tự ý đắp đập, chặn dòng để phục vụ việc khai thác cát trên sông Đa Nhim, gây ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu trong thời gian cao điểm mùa khô ở Lâm Đồng

Những tác động làm thay đổi dòng chảy đã khiến tình trạng sạt lở tại đây ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Đặng Tuấn -TTXVN

Những tác động làm thay đổi dòng chảy đã khiến tình trạng sạt lở tại đây ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Đặng Tuấn -TTXVN

Tại khu vực suối Lớn (gần cổng Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) sườn đồi bị sạt lở nham nhở, khiến những cây thông ba lá cổ thụ bị cuốn trôi xuống suối, trôi theo dòng nước. Đặc biệt, những tác động này làm thay đổi dòng chảy khiến tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Khu vực trên được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép cho Công ty Trách nhiễm hữu hạn Xây dựng Thương mại Nam Tiến khai thác cát xây dựng (thời hạn 25 năm, bắt đầu từ năm 2013) trên diện tích 6ha, tương ứng chiều dài lòng suối 2,5km, công suất khai thác 8.000m3/năm.

Đại diện Công ty Nam Tiến cho rằng việc xây dựng đập bằng đất đá làm hạn chế dòng chảy để làm tăng mực nước, thuận lợi cho việc khai thác khoáng sản (do công ty sử dụng công nghệ khai thác bằng tàu để hút cát), tạo hồ lắng để xử lý đối với nước thải.

Qua kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng xác định trên 3.200m2 đất lâm nghiệp thuộc phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim bị sạt lở.

Tại hiện trường, đoạn sườn núi có chiều cao trung bình từ 10-14m, chạy dài hơn 130m đã bị cuốn trôi theo dòng nước và đến nay vẫn có dấu hiệu tiếp tục sạt lở. Nguyên nhân được xác định do suối bị thay đổi dòng chảy.

Những tác động làm thay đổi dòng chảy đã khiến tình trạng sạt lở tại đây ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Đặng Tuấn -TTXVN

Những tác động làm thay đổi dòng chảy đã khiến tình trạng sạt lở tại đây ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Đặng Tuấn -TTXVN

Từ tháng 3/2015, UBND tỉnh Lâm Đồng đã từng xử phạt Công ty Nam Tiến 124 triệu đồng về hành vi khai thác cát ngoài phạm vi ranh giới cấp phép, chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định.

Ngày 23/12/2019, UBND huyện Lạc Dương cũng xử phạt doanh nghiệp 12 triệu đồng về hành vi gây cản trở đến việc sử dụng đất của người khác.

Cách vị trí khai thác cát nói trên khoảng 1km, một vị trí khác cũng bị người dân đổ đất tạo mặt bằng ngay trên mặt suối Lớn. Theo lãnh đạo UBND xã Đạ Nhim, mới đây ngành chức năng địa phương đã phát hiện ông Phạm Văn Thành (trú ở xã Đạ Nhim) đổ đất xuống lòng suối tạo thành nền rộng gần 900 m2.

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng do đang thi công đường bờ kè sạt lở tại địa phương có lượng đất bị dôi dư nên đã đổ xuống suối, không có ý định lấn chiếm lòng suối.

Ngày 25/11, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND huyện Lạc Dương về việc kiểm tra, xử lý việc san gạt, cải tạo mặt bằng, lấn chiếm lòng suối; khai thác cát gây sạt lở đất, cản trở dòng chảy, ô nhiễm môi trường tại địa bàn xã Đạ Nhim.

Sở đề nghị UBND huyện Lạc Dương tổ chức, kiểm tra, xác minh các nội dung đã phản ánh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/11/2021

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công