largeer

Share This Post

SG247

Rừng thông Đà Lạt bị cưa trộm, đốt gỗ phi tang

Hàng chục cây thông tại TP Đà Lạt bị cắt gốc, sau đó dồn thành từng đống dưới sườn đồi, đốt gỗ phi tang.

Ngày 20-3, Hạt Kiểm lâm Đà Lạt cho biết đang phối hợp cùng cơ quan chức năng TP Đà Lạt điều tra vụ phá rừng xảy ra tại khoảnh 5, tiểu khu 158D, lâm phần thuộc sự quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Nung, nằm trên địa bàn xã Tà Nung, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Hàng loạt lóng thông tập kết ngay dưới khu vực rừng bị phá. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Hàng loạt lóng thông tập kết ngay dưới khu vực rừng bị phá. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Có mặt tại hiện trường khoảnh rừng rộng khoảng 8.000m2 đã bị phá, chúng tôi ghi nhận có ít nhất 20 cây thông, đường kính từ 25-50cm đã bị cưa sát gốc. Tại những gốc thông còn sót lại, các đối tượng đã đốt cháy đen để xóa dấu vết thông mới cưa hạ.

Phía dưới sườn đồi, bên cạnh số gỗ đã cháy hết vẫn còn hàng chục lóng thông được cắt khúc từ 1-2m chất thành từng đống để đốt.

Đại diện Hạt Kiểm lâm Đà Lạt cho biết, sau nhiều ngày mật phục, Kiểm lâm Đà Lạt cùng với đơn vị chủ rừng đã bắt quả tang đối tượng Bon Krong Ánh Bình (sinh năm 1980, ngụ xã Tà Nung, TP Đà Lạt), cưa hạ 7 cây thông ba lá thuộc đối tượng rừng phòng hộ tại khu vực tiểu khu 158D.

Tuy nhiên, số lượng cụ thể từng cây và trữ lượng gỗ thiệt hại chưa xác định.

Đáng chú ý, dù rừng thông vẫn hiện hữu nhưng tại khu vực trên đã được đóng cọc sắt, giăng dây kẽm gai làm hàng rào mục đích chiếm đất.

Một số hình ảnh ghi nhận tại hiện trường:

Lá thông vẫn còn xanh, chưa chuyển màu. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Lá thông vẫn còn xanh, chưa chuyển màu. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Empty
Empty
Những lóng gỗ thông chất đống gọn gàng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Những lóng gỗ thông chất đống gọn gàng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Empty
Hàng loạt điểm tập kết đã được đốt cháy nham nhở nhằm làm cũ hiện trường phá rừng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Hàng loạt điểm tập kết đã được đốt cháy nham nhở nhằm làm cũ hiện trường phá rừng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Empty
Thông vừa bị cưa hạ, chưa kịp phi tang. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Thông vừa bị cưa hạ, chưa kịp phi tang. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Cọc sắt, dây kẽm gai được kéo nhằm mục đích lấn chiếm đất rừng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Cọc sắt, dây kẽm gai được kéo nhằm mục đích lấn chiếm đất rừng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Theo SGGP

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công