largeer

Share This Post

SG247

Saigon Petro trước khi bị tước giấy phép, kinh doanh thế nào?

Trong 2 năm gần nhất, doanh thu của Saigon Petro giảm sâu, đồng thời báo lỗ trong năm 2020.

Mới đây, Saigon Petro cùng 5 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu khác bị Bộ Công thương tước giấy phép kinh doanh liên quan đến những sai phạm trong kinh doanh xăng dầu.

Liên quan đến nội dung này, ngày 5.9, Saigon Petro có văn bản khẩn số 1195 do Tổng giám đốc Phạm Văn Thoại gửi đến Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công Thương liên quan đến việc bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Theo đó, Saigon Petro cho biết đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định. Đồng thời kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương xem xét dừng quyết định tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để công ty không bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như giữ ổn định thị trường và bảo tồn vốn.

Trường hợp xấu nhất Saigon Petro bị tước giấy phép theo quy định, năm 2022 có thể sẽ là năm tiếp theo ghi nhận hoạt động sản xuất kinh doanh đi lùi.

Saigon-Petro-Noi-Gi-

Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigon Petro Co.,Ltd.) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, đại diện chủ sở hữu là Văn phòng Thành ủy TPHCM. Tiền thân Saigon Petro là Xí nghiệp Liên doanh chế biến Dầu khí được thành lập theo Quyết định số 82/QĐ-UB ngày 19.6.1986 của UBND TPHCM.

Đến năm 1993, Công ty Dầu Khí TPHCM và từ tháng 7.2005 chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Dầu Khí TPHCM theo quyết định số 117/QĐ-UB ngày 10.1.2005 của UBND TPHCM.

Saigon Petro hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt. Đồng thời kinh doanh lĩnh vực bao gồm: Bán buôn, bán lẻ xăng dầu và khí đốt; mua bán hóa chất, dung môi các loại.

Theo giới thiệu, Sản lượng sản xuất bình quân hàng năm nhà máy của Saigon Petro đạt khoảng 300.000 tấn thành phẩm. Đồng thời, đơn vị cũng nhập khẩu và cung cấp cho thị trường từ Nam Trung bộ trở vào với sản lượng hàng năm trên 1 triệ ttấn xăng dầu.

Xang-Dau-16623886301

Nhờ tập trung xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, hiện nay hệ thống phân phối xăng dầu của Saigon Petro khá rộng từ các tỉnh Nam Trung bộ đến các tỉnh miền Tây với số lượng 35 tổng đại lý với trên 1.000 đại lý bán lẻ.

Ở mảng kinh doanh gas, Saigon Petro hiện đang cung cấp cho thị trường trên 1 triệu vỏ chai gas các loại, với hệ thống 70 nhà phân phối với gần 5.000 đại lý từ Đà Nẵng trở vào, sản lượng kinh doanh hàng tháng của Gas Saigon Petro là trên 6.500 tấn, chiếm khoảng 15% thị trường cả nước.

Với vai trò là nhà sản xuất, cung cấp xăng dầu, gas, khí đốt cho các tỉnh phía nam, không ngạc nhiên khi doanh thu Saigon Petro mỗi năm lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Song cũng phải thừa nhận, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp những năm gần đây có chiều hướng đi xuống, chững lại.

Cụ thể, năm 2017, Saigon Petro ghi nhận doanh thu khoảng 13.270 tỉ đồng, tăng tiếp lên 14.876 tỉ đồng năm 2018 trước khi giảm còn 12.788 tỉ đồng năm 2019, bất ngờ “lao dốc” về 6.110 tỉ đồng năm 2020 và 6.059 tỉ đồng năm 2021.

Lưu ý rằng, 2020 và 2021 là thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, các lệnh giãn cách xã hội và hoạt động chống dịch cùng với hậu quả đại dịch mang lại đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của cả nền kinh tế.

Năm 2020, cũng là năm duy nhất Saigon Petro báo lỗ cho cả khoảng từ năm 2017 – 2021 khi lỗ sau thuế xấp xỉ 315 tỉ đồng. Các năm còn lại, doanh nghiệp báo lãi 256 tỉ đồng năm 2017, 302 tỉ đồng năm 2018, 143 tỉ đồng năm 2019, 267 tỉ đồng năm 2021.

Lũy kế cho cả giai đoạn nói trên, Saigon Petro đưa về khoảng 53.103 tỉ đồng, song lợi nhuận đưa về trên sổ sách chỉ vỏn vẹn hơn 650 tỉ đồng.

Tính đến cuối năm 2021, nợ phải trả Saigon Petro còn 1.864 tỉ đồng, vốn chủ ở mức 1.094 tỉ đồng.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công