largeer

Share This Post

Diễn đàn Chăm sóc sắc đẹp

Sản phẩm Tinh chất trị mụn Oubaku của Công ty Dopharma: Rốt cuộc là mỹ phẩm hay sản phẩm đặc trị?

Sản phẩm Tinh chất trị mụn Oubaku của Dr.Lacir (Thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Công ty Cổ phần Quốc tế DOPHARMA) đang được quảng cáo đánh bay mọi loại mụn, giúp kháng khuẩn, se khít lỗ chân lông và phù hợp hầu hết mọi loại da… Vậy dư luận đặt câu hỏi, Oubaku rốt cuộc là mỹ phẩm hay sản phẩm đặc trị? Nếu đây chỉ đơn thuần là mỹ phẩm, phải chăng NSX đang mập mờ nhãn mác, đánh tráo khái niệm, lừa người tiêu dùng?

Mới đây, Moitruongvaxahoi.vn thông tin về chất lượng của và công dụng thực sự của bộ sản phẩm Tinh chất trị mụn Oubaku của Dr.Lacir, cùng với đó là những nghi ngờ của người dùng về sản phẩm Tinh chất trị mụn Oubaku của Công ty Dopharma: Rốt cuộc là mỹ phẩm hay sản phẩm đặc trị?

Theo như quảng cáo trên website bán hàng online, thành phần chính của Oubaku được chiết xuất từ cây rau má, cây phỉ và trà xanh; vitamin B5, Zinc Oxide và đặc biệt có chứa Salicylic Acid. Sản phẩm có thể đánh bay mọi loại mụn, giúp kháng khuẩn, se khít lỗ chân lông và phù hợp hầu hết mọi loại da; Tần suất sử dụng từ 3-4 lần.

Empty

Từ đây, dư luận đặt ra hàng loạt nghi vấn: Có phải tất cả khách hàng đều sử dụng được Tinh chất trị mụn Oubaku? Hàm lượng các chất, hợp chất trong sản phẩm như thế nào? Thông thường đối với mỹ phẩm, sản phẩm đặc trị, nhà sản xuất sẽ đính kèm một tờ khuyến cáo về một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi phản ứng trên da, đối tượng khách hàng là ai, nhất là trong đây lại chứa Salicylic Acid – một chất gây hại trên da khi dùng quá liều lượng và không tốt cho phụ nữ có thai và cho con bú?

Vậy thì Oubaku rốt cuộc là mỹ phẩm hay sản phẩm đặc trị? Nếu đây chỉ đơn thuẩn là mỹ phẩm thông thường thì nhà sản xuất cần xem lại cách quảng cáo của mình, để người sử dụng tránh bị nhầm lẫn giữa mỹ phẩm và sản phẩm đặc trị, điều trị, ngăn ngừa.

ThS. Bác sĩ Hoàng Thị Hoạt – Khoa Da liễu bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Salicylic Acid dễ dàng tìm thấy trong các chế phẩm ở nhiều dạng như: gel, kem dưỡng da, thuốc mỡ, dầu gội, sữa rửa mặt, dung dịch bôi ngoài da… và có thể sử dụng kèm theo chỉ dẫn của bác sĩ, nồng độ dao động từ 0,5-30%.

Empty

Điều rất quan trọng là khách hàng phải sử dụng đúng hướng dẫn ghi trên nhãn mác, không sử dụng nhiều lần, lâu dài, thường xuyên vì dễ gây ra tác dụng phụ như bỏng rát, đỏ da, bong tróc. Thậm chí nghiêm trọng hơn vùng da đó bị phát ban, ngứa đỏ, mưng mủ; đối với da nhạy cảm có thể nhiễm trùng.”

Đối với bộ sản phẩm tinh chất trị mụn Oubaku của Dr.Lacir cần đưa thêm những khuyến cáo về sản phẩm để người dùng biết được chính xác mình thuộc tuýp da nào, đối tượng nào nên và không nên sử dụng, tác dụng phụ xảy ra nếu có và cần tư vấn bác sĩ khi dùng trên da. Đây cũng không nổi trội là sản phẩm điều trị mụn chuyên biệt.

Bác sĩ Hoạt cũng khuyến cáo người dân sử dụng sản phẩm có chứa Salicylic Acid – 1 lần/ngày vào buổi tối và 02-03 lần/tuần, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em.

Nên khám và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu để nắm rõ hơn về cách sử dụng sản phẩm để tránh tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra. Thận trọng khi tiếp nhận thông tin quảng cáo về công dụng của sản phẩm được nhà sản xuất đưa ra, tránh “tiền mất tật mang”.

Luật sư Trần Hậu – Công ty Luật FDVN cho hay, một trong các nội dung bắt buộc phải có trên nhãn mỹ phẩm là những lưu ý về an toàn khi sử dụng, các khuyến cáo cho người tiêu dùng, các thông tin cần lưu ý đặc biệt đối với sản phẩm đặc biệt theo các lưu ý nằm trong cột “Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm” được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.

Trường hợp nhãn gốc mỹ phẩm không thể in đầy đủ thì nhà sản xuất không được tự ý lược bỏ, cắt xen bớt nội dung mà các các thông tin này phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn sản phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Bà Nguyễn Ngọc Diệp – Đại diện Truyền thông Dr.Lacir chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin, báo cáo lãnh đạo và có phản hồi bằng văn bản với quý báo.”

Với xu thế 4.0, nhà nhà giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Chính vì thế thị trường mỹ phẩm của Việt Nam cũng bùng nổ mạnh mẽ thông qua các kênh bán hàng online trên mạng xã hội như zalo, facebook hay một số website thương mại điện tử như tiki, lazada, shopee….

Chính vì nhiều kênh phân phối nên khâu kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, định lượng các chất có trong sản phẩm khiến cho người mua hàng hoang mang. Và không ít người dùng tin vào lời quảng cáo có phần hơi phóng đại, nhập nhèm giữa thuốc và mỹ phẩm của các nhà sản xuất như việc có thể thích ứng trên mọi loại da, bất kì người nào cũng dùng được và đảm bảo sẽ trị khỏi.

Trên hết, người tiêu dùng phải giữ cái đầu lạnh khi mua hàng tránh tiền mất mà tật mang, rước họa vào người.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công