largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Sẵn sàng xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

Đăk Lăk đã chuẩn bị tốt các điều kiện về tiêu chuẩn vùng trồng, cơ sở đóng gói nhằm tận dụng cơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Đăk Lăk có diện tích trồng sầu riêng lớn thứ 2 cả nước với khoảng 15.100 ha, sản lượng 170.000 tấn/năm và được trồng nhiều trên địa bàn các huyện Krông Năng, Krông Pắk, Cư M'gar, thị xã Buôn Hồ. Riêng tại huyện Krông Pắk, bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó Chủ tịch UBND huyện - cho biết: Diện tích trồng sầu riêng khoảng 4.000 ha, sản lượng đạt 45 - 50.000 tấn/năm. Hiện, sầu riêng Krông Pắk đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận nhãn hiệu sầu riêng tập thể. Đây là những điều kiện rất tốt cho của Krông Pắk xây dựng thương hiệu, tạo nhận diện trên thị trường.

10-tren20220912142137

Trung Quốc và Việt Nam đã ký Nghị định thư cho phép sầu riêng của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Huyện Krông Pắk cũng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tận dụng cơ hội. “Trên địa bàn huyện đã có 600 ha diện tích trồng sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP, 1.200 ha đã được cấp mã vùng trồng, đang tiếp tục đề xuất cấp mã vùng trồng cho thêm 1.200 ha nữa. Trên địa bàn huyện cũng đã có 7 cơ sở được cấp mã đóng gói, phấn đấu đến hết năm 2022 sẽ có 30 cơ sở nhằm phục vụ tốt nhất cho xuất khẩu” - bà Ngô Thị Minh Trinh cho hay.

Không chỉ huyện Krông Pắk, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng đang rốt ráo hoàn thiện các điều kiện để xuất khẩu sầu riêng sang các thị trường, trong đó có Trung Quốc, như: Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; phổ biến hướng dẫn và cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói quả tươi phục vụ xuất khẩu. Đến nay, tỉnh đã thiết lập và xây dựng vùng trồng sầu riêng tập trung phục vụ xuất khẩu với tổng diện tích hơn 1.500 ha và 38 mã cơ sở đóng gói trên địa bàn.

Nghị định thư cho phép sầu riêng của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc không chỉ mở rộng cánh cửa thị trường tỷ dân đầy tiềm năng cho Đăk Lăk mà cho tất cả các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sầu riêng. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho rằng: Sự kiện này có thể đưa sầu riêng bước vào Top ngành hàng xuất khẩu tỷ USD/năm. Dù vậy, để xuất khẩu lâu dài, tránh rủi ro, bắt buộc sầu riêng phải trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP nghiêm ngặt, tuân thủ đúng quy định của thị trường xuất khẩu và các điều kiện kiểm dịch…

Đồng quan điểm, ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc - cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ và tuân thủ các quy định, yêu cầu của Trung Quốc với hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu. Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách Zero Covid nên cần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch xuyên suốt từ quy trình sản xuất đến xuất khẩu hàng hóa, nhất là các sản phẩm nông sản thực phẩm, sản phẩm tươi và bảo quản đông lạnh…

Ở vị trí nhà nhập khẩu, ông Lưu Huy - Phó Chủ tịch Hiệp hội trái cây tỉnh Hồ Nam - đưa 5 mong muốn với nhà xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam. Trong đó, doanh nghiệp chú ý tới quá trình chế biến sầu riêng, cần thực hiện theo các yêu cầu kiểm dịch của Trung Quốc. Khi thu hái, độ chín của sầu riêng ở mức 80 - 85% để thuận tiện cho vận chuyển, gia công. Tiêu chuẩn hóa và đánh giá, phân loại sầu riêng theo phẩm cấp và trọng lượng. Sầu riêng có yêu cầu cao về cấp lạnh, đông nên cần xây dựng được chuỗi hậu cần về giữ lạnh để đảm bảo. Sản phẩm sầu riêng có tính chất mùa vụ cao, hải quan hai nước cần phối hợp chặt chẽ, đảm bảo thông quan thuận lợi…

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công