largeer

Share This Post

SG247

Sau khi gây tê tủy sống, sản phụ bất ngờ đau tê vùng mông, co giật rồi tử vong

Thông tin ban đầu, sản phụ tử vong là chị PTKD (25 tuổi, ngụ xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi).

Theo Pháp Luật TP.HCM, sáng 14-10, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi báo cáo thông tin liên quan đến trường hợp sản phụ tử vong sau khi gây tê tủy sống.

Trước đó lúc 7 giờ 50 phút ngày 13-10, sản phụ D. nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tư nhân Phúc Hưng (TP Quảng Ngãi) do đau bụng. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán sản phụ mang thai lần hai, 39 tuần, ngôi đầu tiền chuyển dạ/vết mổ cũ.

4

Sau đó, sản phụ D. nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, thể trạng trung bình, mạch 70 lần/phút, huyến áp 110/70 mmHg.

Nhập viện, phòng mổ tiếp nhận sản phụ và tiến hành gây tê tủy sống bằng thuốc Bupivacain WPW Spinal 0,5 % Heavy.

Khoảng 5 phút sau, sản phụ xuất hiện đau tê vùng mông rồi co giật hai chân. Sản phụ tiếp tục được chuyển gây mê toàn thân, mổ lấy bé gái nặng 3 kg ra an toàn.

Khâu vết ổ xong, sản phụ được chuyển sang hồi sức tích cực, chống co giật nhưng tình trạng không cải thiện, tiếp đó được hội chẩn và chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi hồi sức tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc.

Khoảng hai tiếng sau, sản phụ được chuyển đến TP Đà Nẵng nhưng tình trạng yếu dần và được đưa vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam hồi sức, sau đó đã không qua khỏi.

Một số biến chứng, tác dụng phụ của gây tê tủy sống trong phẫu thuật

Bên cạnh một số ưu điểm của phương pháp gây tê tủy sống như: Lượng máu trong quá trình phẫu thuật giảm, giảm tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch, tình trạng suy hô hấp được ngăn ngừa trong những trường hợp khẩn cấp.

Phương pháp gây tê tủy sống có tỷ lệ an toàn khá cao nếu sử dụng thuốc đúng liều lượng. Tuy nhiên, gây tê tủy sống cũng gây ra một số biến chứng và tác dụng phụ không mong muốn, hầu hết những biến chứng này có liên quan đến thuốc tê hoặc liên quan đến kỹ thuật như:

Biến chứng hệ thần kinh trung ương: Tỷ lệ biến chứng thần kinh sau phẫu thuật có sử dụng phương pháp gây tê tủy sống sẽ tăng lên nếu người bệnh mắc một số bệnh lý khác hoặc bệnh lý cột sống.

+Triệu chứng thần kinh: Một số triệu chứng khác được quan sát sau khi gây tê tủy sống như đau, nóng rát ở mông, khó tiêu... Thường những triệu chứng này sẽ giảm dần trong 2 ngày. Đối với các loại thuốc gây tê cục bộ, nguy cơ xảy ra các triệu chứng này sẽ thấp hơn.

Biến chứng liên quan đến tim mạch: Một số biến chứng tim mạch xảy ra sau gây tê tủy sống như+Tụt huyết áp: Đây là biến chứng khó tránh khi thực hiện gây tê tủy sống. Nếu để tụt huyết áp kéo dài sẽ không hồi phục, gây nguy hiểm cho NB.

+Rối loạn nhịp tim và ngừng tim:thường gây chậm nhịp tim, Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể gây ngừng tim nếu nhịp tim chậm không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Biến chứng gây tê toàn bộ tủy sống: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm do tiêm thuốc sai vị trí. Gây tê toàn bộ tủy sống sẽ khiến huyết áp của người bệnh giảm một cách đột ngột, liệt tiến triển nhanh, có thể ngừng thở tạm thời, ý thức mất dần, giãn đồng tử và do dây thần kinh bị phong bế nên có thể xảy ra tình trạng suy hô hấp.

Đường hô hấp trên bị tắc nghẽn: Với các triệu chứng điển hình như nghẹt mũi và khó thở, giảm thở, ngừng thở.

Biến chứng huyết học: Một trong những biến chứng nặng nề sau gây tê tủy sống là tình trạng tụ máu cột sống. Biến chứng này cần phải phẫu thuật sớm tránh tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn.

Nhiễm trùng: Viêm màng não là biến chứng hiếm gặp sau gây tê tủy sống nhưng gây ra tác hại nghiêm trọng đối với người bệnh, có thể khiến người bệnh bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn, thậm chí là tử vong. Một số nguyên nhân gây nhiễm trùng khác chẳng hạn như kỵ khí, trực khuẩn gram âm kỵ khí, vi khuẩn... 

Ngộ độc thuốc tê: Xuất hiện độc tính trên hệ thần kinh trung ương và tim do nồng độ thuốc trong máu cao với các triệu chứng kèm theo như chóng mặt, ù tai, miệng có vị kim loại, choáng, hôn mê, co giật, rối loạn nhịp tim... Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi gây tê tủy sống.

Đau ở vùng chọc kim: Bệnh nhân có thể bị tổn thương mô dưới da hoặc dây chằng do quá trình thực hiện thủ thuật gây ra. Các tác dụng phụ khác: ngứa, nôn, buồn nôn.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công