largeer

Share This Post

SG247

Siết chặt việc cấp phép khai thác vật liệu san lấp tại Đồng Nai

Thời gian gần đây tình trạng lợi dụng cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, cải tạo ao nuôi thủy sản, tận thu đất làm vật liệu san lấp. Điều đó khiến cho ngành chức năng quan ngại vì gây tác động tiêu cực đến môi trường, lãng phí nguồn tài nguyên, thất thoát nguồn thu.

Trước thực trạng đó, Đồng Nai đang tiến hành rà soát lại để siết chặt việc cấp phép liên quan đến lĩnh vực này nhằm bảo đảm nguồn tài nguyên.

Theo phapluatplus.vn, tại cuộc họp về việc quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh mới đây, ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai đã có nhiều ý kiến về việc quản lý vật liệu san lấp.

3

Ông Hưng nói rằng để giải quyết nhu cầu vật liệu san lấp làm công trình xây dựng dân dụng, đường giao thông nông thôn mới, tỉnh Đồng Nai cho phép một số trường hợp được cải tạo đất nông nghiệp có thu hồi vật liệu san lấp chuyển ra ngoài.

Nhưng do công tác giám sát, kiểm tra chưa thường xuyên và chặt chẽ, đã xảy ra tình trạng khai thác không phép, thu hồi khoáng sản đem bán không đúng với quy định của Luật Khoáng sản.

“Mục đích của cải tạo đất là làm tăng độ phì nhiêu, tăng năng suất cây trồng. Nhưng trên thực tế, cải tạo thì ít mà móc đất, đá bán thì nhiều. Cải tạo 2, 3 năm chưa xong, có trường hợp đề xuất gia hạn 5 năm. Một số khu vực cải tạo đất xong trở thành hõm sâu, không trồng cây được” - ông Hưng cho biết.

Theo thông tin từ Sở TN-MT, từ tháng 9/2017, tỉnh Đồng Nai đã chủ trương không giải quyết hồ sơ đề xuất cải tạo đất nông, lâm nghiệp làm vật liệu san lấp. Dù vậy việc cải tạo đất vẫn diễn ra.

Năm 2019, UBND tỉnh ban hành văn bản có nội dung, khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi vật liệu san lấp, Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT và các đơn vị liên quan thẩm định phương án cải tạo đất,…

Ông Trần Lâm Sinh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho rằng, việc cải tạo mặt bằng, cải tạo đất trong sản xuất nông nghiệp là cần thiết và không phải xin phép.

Các dự án xin phép là có tận thu đất, nhưng tận thu ở mức nào lại do Sở TN-MT thẩm định.

Ông Nguyễn Văn Linh, Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho rằng, nhiều chủ công trình xây dựng hạ tầng đặt vấn đề nguồn cung vật liệu san lấp nhưng huyện chưa có câu trả lời cụ thể. Theo ông Linh, phải có quy hoạch khai thác vật liệu san lấp rồi tùy từng công trình, địa phương giới thiệu cho chủ đầu tư làm thủ tục đăng ký thăm dò, khai thác.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi nói rằng, các dự án đang và sắp triển khai đều cần rất nhiều vật liệu san lấp. Dù Đồng Nai đã có nghị quyết về việc quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn.

“Phải siết chặt công tác cấp phép thăm dò, khai thác vật liệu san lấp nhưng đồng thời tạo điều kiện về mặt thủ tục cho các chủ đầu tư”, ông Phi nhấn mạnh.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công