largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản Việt nhờ thực hiện chuỗi liên kết

Việc tạo thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn có chất lượng nông sản đồng nhất để phục vụ xuất khẩu, chế biến trên cơ sở thực hiện các chuỗi liên kết là điều kiện tiên quyết để tăng khả năng "xuất ngoại" cho nông sản Việt ra thị trường quốc tế.

Một trong những đặc trưng cũng là lợi thế của Việt Nam đó là sở hữu được diện tích sản xuất nông nghiệp lớn đều thuộc quyền sử dụng của nông dân. Trên cơ sở này nông nghiệp Việt Nam phát triển đa dạng các vùng sản xuất về chủng loại nông sản.

Điều cần thiết nhất để tạo ra tính cạnh tranh trên cơ sở này cho nông sản Việt đó chính là thực hiện liên kết để có thể tạo thành một vùng sản xuất nguyên liệu lớn có chất lượng nông sản đồng nhất để phục vụ xuất khẩu, chế biến. Đây là một thách thức lớn.

Về vấn đề này nhìn từ ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp, trên Đồng Tháp Online có bài viết: "Liên kết để đi “đường dài” trong nông nghiệp" đã phản ánh chi tiết khía cạnh này: 

123
123
123
Quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng là cách là giải pháp giúp nông dân bảo vệ chính mình và nông sản mình làm ra

Quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng là cách là giải pháp giúp nông dân bảo vệ chính mình và nông sản mình làm ra

Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho biết: “Trung Quốc đã ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản tại nội địa từ rất lâu và hiện quốc gia này cũng đủ hành lang pháp lý để yêu cầu truy xuất nguồn gốc với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc. Đây là các biện pháp đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và cũng là xu thế chung hiện nay ở nhiều quốc gia tiên tiến. Do đó, để có thể đáp ứng được yêu cầu của đối tác thì không có giải pháp nào hiệu quả hơn là cùng nhau liên kết, sản xuất theo quy chuẩn và có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, để có thể tăng khả năng cạnh tranh hơn thì đầu tư công nghệ chế biến sau thu hoạch là cần thiết. Bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống, nông dân và chính quyền địa phương cũng có thể tiếp cận thị trường đa kênh hơn, trong đó khai thác kênh thương mại điện tử là một hướng đi triển vọng”.

Hiện Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, song để có thể định vị lại đúng giá trị của ngành nông nghiệp thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong đó, việc cùng nhau liên kết để sản xuất hàng hóa an toàn có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc là tiền đề quan trọng để có thể khai thác sâu hơn những tiềm năng và lợi thế của ngành kinh tế mũi nhọn này.

Đã đến lúc cần từ bỏ tư duy “đèn nhà ai nấy rạng” bởi nếu không hiệp lực cùng nhau, không sẵn sàng liên kết và “làm ăn” lớn với doanh nghiệp thì nông sản của địa phương chỉ mãi quanh quẫn ở “ao làng” và điệp khúc được mùa mất giá hãy còn là câu chuyện dài. Muốn định vị lại giá trị nông sản thì trước tiên nông dân phải thay đổi cách làm của mình và hãy là một mắc xích cực kỳ quan trọng trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công