largeer

Share This Post

SG247

Tham khảo mâm cúng Rằm tháng Giêng 2021 để cầu cho một năm tốt lành

Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng 1 Âm lịch) còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, thường được tổ chức cúng lễ vào đêm 14 hoặc ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Trên thực tế, có rất nhiều tích về ngày Tết Nguyên Tiêu này, song ý nghĩa chung nhất của ngày rằm đó chính là để các thành viên trong gia đình sum vầy, đoàn viên.

Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên, được coi là điểm khởi đầu cho một năm mới chính vì vậy mà người Việt rất xem trọng và chú ý mâm lễ cúng để cầu cho một năm tốt lành. Ngày rằm tháng Giêng cũng là dịp để con cháu nhớ đến ông bà, tổ tiên, cùng tỏ lòng thành kính, biết ơn trước các bậc bề trên.

Cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên "tùy tiền biện lễ", dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

Empty

Đối với mâm cỗ mặn cúng gia tiên, cần chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, một vài món ăn mặn.

Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng tròn 10 món để tạo thành mâm cơm đầy đủ, tươm tất. 4 bát gồm canh măng, canh bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm: Thịt gà trống luộc, giò chả, nem, rau xào, dưa hành, xôi hoặc bánh chưng, ngoài ra có thêm nước chấm.

Nhiều gia đình không muốn sát sinh vào ngày rằm hoặc có ban thờ Phật sẽ thường sắm lễ cúng chay để cầu mong sự may mắn, an lành. Mâm cúng chay rằm tháng Giêng thường sẽ có các lễ vật như sau:

Một đĩa hoa quả cúng rằm tháng Giêng, một đĩa xôi hoặc chè, một mâm cơm cúng chay với các món ăn chay quen thuộc truyền thống và một bình hoa tươi.

Lưu ý, màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Dùng cơm chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là cách hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.

Empty

Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như phong tục, tập quán mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Quan trọng nhât vẫn là tấm lòng thành kính, thành tâm, thể hiện sự biết ơn với ông bà, tổ tiên, Thần linh... và cầu mong cho toàn thể gia đình có một năm mới may mắn, an khang.

Chọn giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2021

Rằm tháng Giêng 2021 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch, tức thứ Sáu ngày 26.2.2021. Thông thường lễ cúng Rằm tháng Giêng sẽ được diễn ra vào ngày chính Rằm (ngày 15 âm lịch). Tuy nhiên, ngày nay do điều kiện công việc bận rộn nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để tiến hành cúng Rằm vào đúng ngày 15 âm lịch.

Vì vậy, để lễ cúng Rằm tháng Giêng vẫn có thể thực hiện theo đúng truyền thống nhiều gia đình đã chọn cúng vào khoảng thời gian 2 ngày 14-15 tháng Giêng để phù hợp hơn.

Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Nhiều người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được. Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021 có các khung giờ hoàng đạo dưới đây, gia chủ có thể chọn để tiến hành nghi lễ cúng Rằm cũng rất phù hợp:

Ngày chính Rằm 15.1, giờ đẹp tiến hành cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Ngọ (11h-13h)

Giờ Mùi (13h-15h)

Ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 25.2.2021 dương lịch, khung giờ đẹp gồm:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h)

Giờ Dậu (17h-19h)

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công