Uyên MY

2025-05-14 09:49:00

Tiêu xương hàm – Hệ lụy âm thầm từ mất răng và viêm nha chu

Tiêu xương hàm là tình trạng phần xương nâng đỡ chân răng bị suy giảm về mật độ, thể tích và chiều cao. Đây là hệ quả thường gặp sau khi mất răng lâu ngày hoặc mắc các bệnh lý nha chu kéo dài mà không được điều trị hoặc phục hồi đúng cách.

1.Nguyên nhân chính

Tiêu xương hàm thường khởi phát từ hai nguyên nhân chính: viêm nha chu mãn tính và mất răng không được phục hình bằng Implant. Khi răng mất đi, lực nhai không còn truyền xuống xương hàm khiến xương dần tiêu biến. Trong khi đó, viêm nha chu khiến mô nướu và xương xung quanh chân răng bị tổn thương, lâu ngày dẫn đến tụt lợi, tiêu xương ổ răng.

Một số trường hợp chọn dùng cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp thay vì trồng Implant do chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, các phương pháp này không có chân răng giả nên không tạo được lực kích thích lên xương, dẫn đến tiêu xương thậm chí nhanh hơn.

2.Dấu hiệu nhận biết

Tiêu xương hàm diễn tiến âm thầm nên khó phát hiện sớm. Một số dấu hiệu có thể giúp nhận biết tình trạng này gồm:

Vùng xương tại vị trí mất răng bị lõm sâu.Gò má hóp, gương mặt thay đổi cấu trúc, da mặt chảy xệ.Nướu sưng đỏ, dễ viêm, chảy máu.Tụt lợi, răng lộ chân, trở nên dài và dễ ê buốt.Răng lân cận lung lay, lực nhai yếu, đau khi ăn.Đặc biệt, khi mất răng trên, xoang hàm có thể bị hạ thấp, gây khó khăn cho các thủ thuật trồng răng sau này.

tieu-xuong

3.Diễn tiến và hậu quả

Sau khoảng 3 tháng kể từ khi mất răng, mật độ xương tại vị trí đó đã bắt đầu suy giảm. Trong vòng 6 tháng tiếp theo, lượng xương có thể tiêu hao đến 25–30%, và sau 3 năm, có thể mất tới 60% thể tích xương.

Tiêu xương không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn gây khó khăn trong ăn nhai và làm giảm khả năng trồng răng Implant do không đủ mật độ xương, buộc phải thực hiện ghép xương – vừa phức tạp vừa tốn kém hơn.

4.Các dạng tiêu xương thường gặp

Tiêu xương chiều ngang: Xương bị thu hẹp theo bề rộng, gây lệch các răng bên cạnh.Tiêu xương chiều dọc: Mất xương theo chiều sâu, kèm hiện tượng tụt nướu.Tiêu xương vùng xoang: Đáy xoang hàm trên bị hạ thấp khi mất răng hàm trên.Tiêu xương toàn hàm: Xảy ra khi mất nhiều răng, khiến mặt lõm, da nhăn, lão hóa nhanh.Giảm chiều cao xương hàm dưới: Có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh hàm, gây đau hoặc khó trồng Implant.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5.Biện pháp phòng ngừa

Để hạn chế nguy cơ tiêu xương hàm: Giữ vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn.Thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về nướu, răng.Trồng răng Implant sớm sau khi mất răng. Trụ Implant làm từ Titanium giúp thay thế chân răng thật, truyền lực nhai xuống xương hàm, từ đó duy trì thể tích và mật độ xương ổn định.Tiêu xương hàm là tình trạng nghiêm trọng nếu không can thiệp đúng lúc. Nhận biết sớm và lựa chọn phương pháp phục hình phù hợp sẽ giúp bảo vệ cấu trúc xương hàm, duy trì chức năng ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt lâu dài.

Cre : Ngọc Bích