largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Tỏi Lý Sơn chính thức được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý

Vậy là sau 2 năm trời ròng rã đấu tranh với tỏi “bẩn”, một tin vui cho bà con là tỏi Lý Sơn đã chính thức được công nhận chỉ dẫn địa lý. Giờ đây tỏi Lý Sơn đã được nâng lên tầm cao mới, vươn tầm quốc tế. Người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện nguồn gốc, xuất xứ, trang bị logo đặc trưng về sản phẩm.

Ngày 5/7, cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định và trao bằng chứng nhận chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn cho Ủy ban Nhân dân huyện đảo Lý Sơn.

Việc công nhận chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn sẽ là điều kiện để cơ quan chức năng có căn cứ để bảo vệ quyền lợi, giải quyết tranh chấp thương mại, mạo danh tỏi Lý Sơn đang diễn ra trên thị trường.

Empty

Trước đó, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Nguyễn Quốc Việt cho biết, mặc dù sản phẩm tỏi Lý Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu nhãn hiệu tập thể và được bảo hộ từ năm 2009 nhưng nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết triệt để nạn trà trộn tỏi trồng từ các địa phương khác với tỏi trồng ở Lý Sơn hoặc hành vi mạo danh tỏi Lý Sơn để bán ra thị trường, thu lời bất chính.

Điều này dẫn đến thương hiệu tỏi Lý Sơn bị “bôi bẩn”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, giá trị sản phẩm đặc sản nổi tiếng của đất đảo, gây thiệt hại kinh tế cho nông dân trồng tỏi ở Lý Sơn.

Theo chỉ dẫn, tỏi Lý Sơn có đặc điểm về hình thái và hóa học khác với tỏi các nơi khác. Cụ thể, hình dạng bé với ba chỉ số đặc thù là: củ nhỏ, trọng lượng trung bình khoảng 7,87 (gram/củ); chiều cao trung bình khoảng 26,22 (mm); đường kính củ trung bình 24,95 (mm).

Ngoài ra, vỏ củ và vỏ tép có màu trắng vôi đặc trưng, thịt tỏi có màu trắng ngà và sắc xanh đặc trưng; mùi vị thơm dịu đặc trưng, không nồng hắc, ít cay, có vị ngọt đầu lưỡi. Về hóa học, hai đặc điểm nổi bật của tỏi Lý Sơn là hàm lượng kali và hàm lượng các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ bay hơi.

Empty

Theo số liệu của Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn, tỏi ở đây chỉ trồng vào vụ đông xuân với diện tích dao động từ 300 đến 350 ha/năm. Mỗi năm cung ứng ra thị trường từ 1.500 đến 2.000 tấn tỏi khô với giá trị sản xuất hơn 200 tỷ đồng.

Có thể nói, việc tỏi Lý Sơn được trao bảng chứng nhận Chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa rất lớn, nâng cao giá trị tỏi Lý Sơn, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tỏi Lý Sơn không chỉ được người dân trong nước biết đến mà còn vươn xa hơn ra quốc tế.

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh, để thương hiệu hay chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn phát triển bền vững, huyện cần triển khai một loạt các biện pháp như xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện đúng quy chế quản lý; dán tem nhãn mác; đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng đúng như chỉ dẫn địa lý đã quy định.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công