largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Trái cây Đồng Nai gặp khó ngay trên sân nhà, hẹp cửa "bước chân" vào siêu thị

Đồng Nai được biết đến là một vựa trái cây ở vùng Đông Nam Bộ với nhiều loại như sầu riêng, chôm chôm, xoài, bưởi... Trong đó chôm chôm Long Khánh và bưởi Tân Triều đã được cấp chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, có một thực tế ngay tại sân nhà, trái cây Đông Nai bị các doanh nghiệp ngó lơ, rơi vào thế bí, cánh cửa xuất vào siêu thị, chuỗi cung ứng lớn mờ nhạt, chẳng được như kỳ vọng.

Mặc dù là vựa trái cây lớn của vùng nhưng điều đáng buồn là các siêu thị, chuỗi cung ứng tại đây vẫn vắng bóng sản phẩm nội địa. Thay vào đó là trái cây ngoại nào là Mỹ, kiwi, táo Nhật, cam Mỹ đến các loại trái thông dụng hơn như táo-lê-cam-quýt  Trung Quốc… với mẫu mã bắt mắt, bao bì đóng gói tem mác chuyên nghiệp.

Chính vì sính ngoại, nên dù phải móc hầu bao số tiền lớn để mua trái cây nhập người dân vẫn vui vẻ trả tiền. Trong khi đó trái cây nội địa vừa chất lượng lại giá cả phải chăng thì không được quảng bá tới người tiêu dùng. Vậy điều gì cản trở trái cây Đồng Nai tìm đường vào siêu thị…?

Thứ quả đặc sản nguy cơ mai một do lợi nhuận thấp

Đồng Nai được biết đến có 2 đặc sản được cấp chỉ dẫn địa lý là chôm chôm Long Khánh và bưởi Tân Triều. Hai loại quả ngon nức tiếng này được xem là niềm tự hào của người dân Đồng Nai. Những tưởng cánh cửa tiêu thụ sẽ rộng mở thì một số loại nông sản được cấp chỉ dẫn địa lý của Đồng Nai lại rơi vào tình trạng mai một vì gặp khó khăn ở khâu phân phối, phát triển thị trường.

1

Cụ thể, chôm chôm Long Khánh dù được cấp chỉ dẫn địa lý gồm có chôm chôm tróc (java) và chôm chôm nhãn. Đây cũng là 2 giống trái cây đặc sản đã có tiếng thơm lâu đời nhờ chất lượng cao.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây 2 giống đặc sản này đang mất dần vị thế vì nông dân chạy theo chôm chôm Thái đem lại lợi nhuận cao hơn.

2

Không chỉ có chôm chôm, mà các sản phẩm trái cây như sầu riêng, măng cụt của Đồng Nai cũng gặp khó trong việc tìm đường vào siêu thị. Bà Đỗ Thị Minh Thơm, đại diện HTX Nông sản sạch Bàu Tre (H.Long Thành) cho biết, việc cung ứng cho các siêu thị còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các vấn đề liên quan đến chi phí đóng gói, vận chuyển. Ngoài ra, nguồn hàng đạt chuẩn về kích thước, độ chín để đáp ứng các đơn hàng lớn của các siêu thị cũng là bài toán nan giải, nhất là đối với các loại sầu riêng sạch, chín cây...

Ông Phan Trần Thiên Lý, Phó trưởng phòng Kinh tế TP.Long Khánh chia sẻ, nhiều HTX, tổ hợp tác về chôm chôm ở địa phương mong muốn kết nối, tìm đầu ra ở các thị trường ổn định hơn tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại đối với các loại chôm chôm đặc sản của địa phương đã được cấp chỉ dẫn địa lý.

Ngoài ra, để nâng cao sức cạnh tranh của loại đặc sản này với các giống chôm chôm Thái thì việc chế biến sâu cũng được chú trọng. Do đó rất cần các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tham gia, phát triển các chuỗi sản xuất bền vững cho các loại chôm chôm java đặc sản.

Trong khi đó, ông Trần Quang Trung, Giám đốc HTX Thương mại - dịch vụ nông nghiệp Tà Lài (xã Tà Lài, H.Tân Phú) cho hay, bên cạnh việc đạt các tiêu chí về chất lượng, các tiêu chuẩn về nhãn mác cũng là yếu tố mà HTX đang dần thay đổi để phù hợp, đáp ứng được các điều kiện để phấn đấu đưa sản phẩm bưởi da xanh của HTX đến các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi...

Nói về nguyên nhân vì sao trái cây của Đồng Nai hẹp cửa vào siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, phải kể đến như nguồn cung ứng còn hạn chế, chủ yếu theo mùa vụ; hình dáng, mẫu mã, các nhãn hàng hóa nhiều loại trái cây chưa bắt mắt, chưa đúng tiêu chuẩn dù chất lượng trái cây được đánh giá cao, sản xuất theo các mô hình sạch... Hơn thế nữa, việc tiếp cận được kênh bán hàng hiện đại còn “vướng” ở các điều khoản về hợp đồng, quy định giao hàng và thanh toán...

Không nên để nông dân "tự bơi"

Có một thực tế, nông dân lâu nay vẫn tự bơi, hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường tiêu thụ, nên sản phẩm làm ra luôn rơi vào tình trạng được mùa mất giá, được giá thì năng suất thấp. Để xảy ra tình trạng này là do mối quan hệ giữa bốn nhà: Nhà nước- Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp khá lỏng lẻo, không tìm được tiếng nói chung cũng như giải quyết nhu cầu cho nhau.

buoitantrieu_01

Ông Bùi Quang Châu, phụ trách quản lý MM Mega Market Biên Hòa cho biết, hiện nay bộ phận thu mua của siêu thị ở khu vực miền Nam rất quan tâm tới các sản phẩm trái cây của Đồng Nai, nhất là các sản phẩm như chôm chôm, bòn bon... Do đó, siêu thị rất mong tìm kiếm các nguồn hàng phù hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn để đưa vào hệ thống phân phối của siêu thị.

Tương tự, ông Nguyễn Đức Lợi, quản lý chuỗi hệ thống cửa hàng Bách hóa xanh (thuộc Công ty CP Thế giới di động) ở Đồng Nai cho biết, Đồng Nai có nhiều loại trái cây tiềm năng. Bách hóa xanh hiện đang tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp phù hợp về trái cây đặc sản của địa phương tại các khu vực như: Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất...

Vậy nên để gỡ khó những “nút thắt” điều kiện cung ứng sản phẩm vào siêu thị các loại trái cây đặc sản của địa phương, cần có thêm nhiều buổi gặp gỡ giữa đại diện thu mua của các siêu thị với nông dân, doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến nông sản để các bên nắm bắt thông tin, tìm hiểu nhu cầu của nhau...

Phía siêu thị, doanh nghiệp nói lên nhu cầu và mong muốn của mình, thì về phía nông dân, HTX cần nắm bắt cơ hội, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng từ khâu chăm bón, thu hái, đóng gói, bao bì, tem mác thương hiệu… để nâng tầm giá trị, đường đường chính chính bước chân vào kệ siêu thị.

Phó chủ tịch UBND H.Vĩnh Cửu Nguyễn Quang Phương cho biết, nhiều trang trại, HTX sản xuất nông nghiệp hữu cơ của huyện đang đầu tư vào các khâu chế biến những đặc sản từ các loại trái cây thế mạnh của địa phương như  bưởi, xoài... Hiện nay, nhiều loại sản phẩm như tinh dầu bưởi, mứt bưởi, xoài sấy, nước ép xoài... đang được nghiên cứu, phát triển để đa dạng các sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh.

Huyện sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để những đặc sản trên được chứng nhận là sản phẩm nông nghiệp sạch theo hướng đưa sản phẩm vào đăng ký nhãn hàng hóa theo chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hỗ trợ nông dân kết nối, mở rộng thị trường đối với các loại trái cây đặc sản.

Bên cạnh đó, các sở, ngành trong tỉnh cũng hỗ trợ các HTX về việc đăng ký nhãn hiệu, phát triển website quảng bá sản phẩm nhất là trong thời kỳ 4.0 như hiện nay để trái cây Đồng Nai rộng cửa hội nhập kinh tế, từng bước khẳng định vị thế của mình.

Phó giám đốc Sở Công thương Lê Văn Lộc cho biết, trong thời gian tới Sở Công thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX, nhà vườn trong tỉnh tham gia vào những chương trình kết nối giao thương đối với các loại trái cây đặc sản với các siêu thị, hệ thống bán lẻ và các địa phương trong và ngoài tỉnh, cũng như tăng cường những cuộc hội thảo, trao đổi cung - cầu giữa các bên liên quan.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công