largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Tràn lan các chế phẩm diệt côn trùng được bán như thuốc bảo vệ thực vật

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có hành vi gian dối nông dân. Đưa các chế phẩm diệt côn trùng vào các cửa hàng vật tư nông nghiệp và giới thiệu như thuốc bảo vệ thực vật.

Tai hại khi mua nhầm

Người nông dân hiện nay như lạc vào ma trận thuốc BVTV và thuốc diệt côn trùng, họ không phân biệt đâu là thuốc BVTV và đâu là thuốc diệt côn trùng, chế phẩm diệt côn trùng... bởi các doanh nghiệp lách luật một cách rất tinh vi. Việc sử dụng thuốc diệt côn trùng trên đồng ruộng sẽ không có tác dụng nhiều để diệt sâu bọ như thuốc BVTV, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Chưa kể là việc sử dụng tràn lan các loại thuốc diệt côn trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân và môi trường sống ở nông thôn.

Sản phẩm thuốc diệt côn trùng DENTAFERAN 255SC Su 35 được ghi rõ là thuốc diệt côn trùng nhưng trên vỏ chai lại in hình cánh đồng lúa dễ hiểu lầm là thuốc trừ sâu

Sản phẩm thuốc diệt côn trùng DENTAFERAN 255SC Su 35 được ghi rõ là thuốc diệt côn trùng nhưng trên vỏ chai lại in hình cánh đồng lúa dễ hiểu lầm là thuốc trừ sâu

Nhiều sản phẩm với các nhãn hàng như CyLux So1 300E – Ông 9 KHỎE, SULFARON So1 340EC và được gắn cái tên phụ rất kêu “3 lưỡi búa tử thần = 3 cách giết sâu”, sản phẩm này là của công ty TNHH Hóa nông Lúa Vàng Hậu Giang, hay như sản phẩm DENTAFERAN 255SC –Su 35 được ghi rõ là thuốc diệt côn trùng nhưng trên bao bì (vỏ chai) lại in hình cánh đồng lúa dễ hiểu lầm là thuốc trừ sâu, còn chế phẩm diệt côn trùng nhãn hiệu CHIM SAU 240SC thì in hình con chim đang cắp con sâu… các sản phẩm trên đều được đăng ký với Bộ Y tế và được xếp vào danh mục: thuốc diệt côn trùng dùng để diệt khuẩn dùng trong gia dụng và trong y tế nhưng lại được bán ở cửa hàng vật tư nông nghiệp như thuốc BVTV.

Đây là sản phẩm thuốc diệt côn trùng của Cty TNHH Hóa nông Lúa Vàng Hậu Giang SULFARON So1 340EC được dán lên tờ hướng dẫn quảng cáo như thuốc trừ sâu

Đây là sản phẩm thuốc diệt côn trùng của Cty TNHH Hóa nông Lúa Vàng Hậu Giang SULFARON So1 340EC được dán lên tờ hướng dẫn quảng cáo như thuốc trừ sâu

Các chế phẩm nêu trên được các Công ty đăng ký và được Bộ Y tế chấp thuận cho phép sản xuất để sử dụng trực tiếp diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế như: ruồi, muỗi, gián... Tuy nhiên, để bán được cho nông dân, một số Công ty sản xuất đã ghi thêm trên nhãn tính năng, công dụng, kết hợp quảng cáo phòng trừ một số đối tượng dịch hại dẫn đến người dân hiểu nhầm mua về để phòng trừ dịch hại trên cây trồng.

Chế tài xử phạt còn quá nhẹ

Sau khi Tieudung.vn đăng tải bài viết 'Nhập nhèm bán thuốc diệt côn trùng là thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân’thì chính quyền địa phương một số tỉnh như Cần Thơ, An Giang đã vào cuộc thanh tra và phát hiện ra rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh gian dối.

Cơ quan chức năng kiểm tra tình trạng kinh doanh thuốc BVTV. Ảnh: CTV.

Cơ quan chức năng kiểm tra tình trạng kinh doanh thuốc BVTV. Ảnh: CTV.

Theo tài liệu của Báo NNVN, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vừa bị phát hiện có hành vi gian dối về nhãn mác, chất lượng, thậm chí sản xuất, kinh doanh có cả sản phẩm không có trong danh mục cho phép sản xuất thuốc BVTV.

Cụ thể, hàng loạt các doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi vi phạm về nhãn mác (gây ngộ nhận cho người sử dụng, sản phẩm quảng cáo vượt đối tượng quy định) như: Thuốc trừ bệnh cây Microthiol Special 80WP ngày sản xuất 31/1/2019 của Công ty TNHH Baconco (Bà Rịa - Vũng Tàu); Thuốc diệt côn trùng Thiafen 450 WP ngày sản xuất 20/4/2019 của Công ty TNHH Nông nghiệp HC (TP.HCM); Thuốc trừ sâu Nanora Super 700EC sản xuất ngày 4/4/2019 của Công ty TNHH Phát triển Thương mại, Dịch vụ Thiên An Nông (Bình Dương).

Ngoài ra còn có thuốc trừ sâu Thadant 200SC sản xuất ngày 1/7/2019 của Công ty TNHH CEC QN (Bình Định). Thuốc trừ bệnh Zimvil 720WP sản xuất ngày 26/1/2019 của Công ty CP Khoa học công nghệ cao American (Hà Nội).

Cũng với hành vi sai phạm như trên bị cơ quan chức năng "vạch mặt" là sản phẩm Thuốc trừ bệnh Teamgold 101WP I36 sản xuất ngày 8/7/2019 của Công ty TNHH Nông nghiệp Mai Kha (Tiền Giang); Thuốc trừ bệnh Starone sản xuất ngày 24/9/2019 của Công ty TNHH ANDOVINA (Cần Thơ); Thuốc trừ sâu Acmayharay 100WP do Công ty CP Thương mại, Sản xuất Seiko (TP.HCM) sản xuất.

Ngoài ra còn có thuốc đặc trị rầy Imidacloprid 200WP sản xuất ngày 2/11/2018 của Công ty BVTV Toàn Phát (Hà Nội); Thuốc đặc trị rầy Javidan sản xuất ngày 17/7/2019 của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế FTA (TP.HCM).

Cũng hành vi vi phạm như trên, nhiều công ty có tên rất "kêu" cũng dính chàm là các sản phẩm: Thuốc trừ sâu Boxing 485EC sản xuất ngày 7/5/2019 của Công ty Nhật Đức International CO.LTD (TP.HCM); Thuốc trừ sâu Classico 480EC sản xuất ngày 17/1/2019 của Công ty CP VTNN Việt Nông (TP.HCM); Thuốc trừ sâu FM –Tox 50EC sản xuất ngày 18/7/2019 của Chi nhánh Việt Thắng (Long An) sản xuất.

Ngoài các sản phẩm của các doanh nghiệp vi phạm về nhãn mác, rất nhiều doanh nghiệp cũng bị cơ quan chức năng phát hiện vi phạm về chất lượng, kinh doanh thuốc BVTV ngoài nhãn ghi vượt đối tượng so với hồ sơ đăng ký (không đúng bản chất, sự thật) quảng cáo “nổ".

Cụ thể: Sản phẩm thuốc trừ sâu Keto 120EW của Công ty TNHH Thương mại Tín Thuận Phát (Tiền Giang) sản xuất; Thuốc trừ sâu INIP 650EC sản xuất ngày 28/8/2018 của Công ty TNHH Hóa sinh Phong Phú (Long An).

Tiếp đó là thuốc trừ nấm Carbenzim 500FL, sản xuất ngày 2/1/2018 bị cấm sử dụng tại Việt Nam. Thuốc diệt côn trùng Conket 250SC, sản xuất ngày 27/5/2019 cũng bị phát hiện không có tên trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam do Công ty TNHH Brahma Á Châu (An Giang) sản xuất.

Đặc biệt, cơ quan chức năng còn phát hiện, xử phạt Công ty TNHH Anfa Sài Gòn 30 triệu đồng về hành vi chất lượng sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn (kém chất lượng) công bố áp dụng.

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực BVTV, việc kiểm tra kiểm soát thị trường thuốc BVTV hiện nay còn khá lỏng lẻo.

Bên cạnh đó, với chế tài, xử phạt quá thấp, quá nhẹ cho hành vi vi phạm, trong khi lợi nhuận từ thói làm ăn gian dối trong ngành hàng này là rất lớn nên không đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng nhờn sai phạm.

Vì vậy, không khó lí giải tại sao các doanh nghiệp cứ lặp đi lặp lại sai phạm... rất nhiều doanh nghiệp hễ kiểm tra là sai phạm.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công