largeer

Share This Post

SG247

Trước làn sóng nghỉ việc cuối năm, doanh nhân Nguyễn Phi Vân cảnh báo các ông chủ: “Đừng chỉ đẩy cái đầu của nhân viên, hãy làm ấm trái tim của họ”

Theo doanh nhân Nguyễn Phi Vân, việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần của nhân sự là tối cần thiết nhưng các doanh nghiệp chưa thật sự coi trọng.
photo1642554362302-1642554362450297078373

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tinh thần là trạng thái trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng. Trong thế giới hậu Covid19, doanh nghiệp bắt đầu phải “nghiêm túc” hơn trong việc xây dựng các chính sách và chương trình nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần của nhân viên.

Nguyễn Phi Vân là nhà đầu tư, cố vấn, tác giả, diễn giả ngành bán lẻ và nhượng quyền quốc tế... Chị tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Australia, từng nhận giải Lãnh đạo bán lẻ tại Đại hội Bán lẻ châu Á (Asia Retail Congress) năm 2015. Chị là thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates khu vực Đông nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia.

Empty

Với những kinh nghiệm làm việc dày dặn trong và ngoài nước, mới đây, chị Nguyễn Phi Vân thể hiện sự quan ngại của mình khi quan sát thấy người Việt nói chung và các doanh nghiệp tại Việt Nam đều chưa quan tâm đúng mức tới sức khỏe tinh thần. “Sức khỏe tinh thần luôn quan trọng trong bất cứ thời điểm, thời đại hay nơi nào trên thế giới. Nhưng người Việt còn ít khi chạm tới vấn đề này, mà chỉ quan tâm tới công ăn việc làm và làm sao để cải thiện đời sống vật chất, thể chất mà thôi”.

Hiện nay thế giới đang đối mặt với khủng hoảng mang tên The Great Resignation, hàng loạt người bỏ việc mặc dù mất việc đã là điều đáng quý trong tình hình Covid diễn ra vô cùng phức tạp. “Khi Covid ập đến, làm mọi người dừng lại, bị nhốt vô 1 chỗ với thế giới nửa thật-nửa ảo, con người ta phải đối diện các vấn đề về cảm xúc, về ý nghĩa cuộc sống, phải xác định lại giá trị nào là quan trọng với bản thân. Nên nhà nhà bỏ việc là nhằm tìm đến một bến đậu mới sao cho giá trị bản thân họ hòa nhập với giá trị của tổ chức mình làm việc hơn”.

photo-1-16425542903231054699693

Thật đáng buồn khi các doanh nghiệp chỉ đang chú tâm vào tuyển dụng, đào tạo và cải thiện chuyên môn của nhân viên chứ chưa quan tâm và thấu hiểu cho việc họ cảm thấy thế nào về công việc. Trong khi đó, 80% sự thành công và hiệu quả của nhân viên xoay quanh mối quan hệ của họ với môi trường làm việc: sếp, đồng nghiệp, phòng ban tổ chức và toàn thể mọi người trong công ty. “Các công ty mới chỉ cố gắng đẩy cái đầu của nhân viên, đã đến lúc ta cần quay về làm ấm cái trái tim của họ thì mới giữ họ được vững bền”.

Cần sự “đối diện” của các doanh nghiệp để giữ chân nhân viên ở lại

Nhờ có Covid, các nhân viên đã đối diện với chính mình để tự dò lại những nhu cầu của bản thân, nhưng họ sẽ bỏ đi nếu cảm thấy doanh nghiệp chưa đáp ứng được những giá trị ấy. Tất cả các DN dù lớn hay nhỏ đều cần thay đổi chính sách để nhân viên hòa nhập lại với công việc và có năng suất làm việc hiệu quả hơn.

Ba điều các doanh nghiệp cần cân nhắc khi xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên:

- Thứ nhất: Tại sao cần làm việc này. Nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp cần hiểu rõ vai trò và lí do cho việc tại sao nhân viên cần tinh thần tốt hơn trong công việc. Hãy coi đó là kim chỉ nam để xây dựng được một chiến lược dài hạn thay vì chỉ coi nó là một chiến dịch ngắn hạn cho vui.

- Thứ hai: Làm như thế nào. Nếu doanh nghiệp chưa hiểu rõ cách thức để xây dựng lộ trình từ cấp cơ bản tới cấp nâng cao cho nhân viên thì cần cần các cố vấn để họ trợ giúp phân loại, đo lường và phân tích sức khỏe tinh thần. Lộ trình ấy chỉ bền vững khi doanh nghiệp cam kết về ngân sách và nhân sự để thực hiện các hoạt động đã đề ra chứ không coi là đây việc phụ. “Bạn không được chờ bao giờ thời gian và tiền bạc rồi mới làm mà hãy ưu tiên nó là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể phát triển”.

- Thứ ba: Ai làm. Nếu chưa có nhà tư vấn chuyên nghiệp, hãy có sẵn những “sơ cứu ban đầu về mặt tinh thần” bằng việc trang bị cho các lãnh đạo của phòng ban, tổ chức hay chỉ đơn giản là team leader những nhóm nhỏ để họ có những hiểu biết, kiến thức cơ bản để tư vấn cho tinh thần của nhân viên.

“Chữ “con người” đã được mọi người tái định nghĩa và nhân viên sẽ có mong muốn được trở về với những giá trị, ước mơ bình thường hơn, “người” hơn; nên doanh nghiệp cần quan tâm tới những nhu cầu ấy ngay từ bây giờ”, chị Vân chia sẻ.

Theo Thu Ngân /Doanh nghiệp và tiếp thị

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công