Vài điều về quyền sở hữu chung cư mình muốn chia sẻ
1. Việt Nam chỉ cấp quyền sử dụng đất 50 năm. Sau 50 năm thì được gia hạn. Chỉ cần đóng phí. Bao nhiêu thì không rõ.

- Chung cư đời cũ thì đất QSD đất được cấp lâu dài. Đa số chung cư chưa được 50 năm thì họ thương lượng xây mới tái định cư tại chỗ. (Chủ đầu tư sẽ xin giấy phép xây cao tầng để có nhiều căn để lấy lợi nhuận)
- Hoặc bố trí tái định cư chỗ khác
Nói chung cũng phức tạp nhưng đã làm và có tiền lệ.
Chung cư đời mới sau năm 2024 khả năng sẽ như bạn nói là QSD đất chỉ 50 năm.
2. Khi mua chung cư thì bạn sở hữu chung cư, nhưng miếng đất ở dưới vẫn chỉ được sử dụng 50 năm.
Giống như câu 1. Bạn sẽ đúng với luât đất đai sửa đổi 2024.
Còn chung cư cũ vẫn theo luật cũ.
3. Sau 50 năm thì chủ đầu tư đóng thuế phí để gia hạn thêm 50 năm nữa. Tiền lấy từ quỹ bảo trì, cư dân nào cũng phải đóng.
Chủ đầu tư sau 50 năm ngỏm mất tiêu rồi đâu mà lấy tiền thuế phí để gia hạn.
Hai là tiền phí bảo trì 2% để ban quản trị sử dụng chứ ở đâu mà gia hạn.
Sau 50 năm thì thế nào khó nói, theo ý kiến chủ quan của tớ thì coi như bỏ vì số tiền đóng vào để xây mới sẽ rất cao. Có chăng chỉ là ưu tiên đặt mua và giảm bao nhiêu % so với giá niêm yết thôi ạ. Tôi không rõ và ngay cả các nhà làm luật cũng chưa rõ đâu ạ.
4. Chung cư nào cũng có tuổi thọ nhưng căn nhà để lâu sẽ xuống cấp. Cho nên sau một khoảng thời gian cần nâng cấp. Nếu không thể thì đập rồi xây mới.
- Cái này không sai. Chất lượng công trình ở VN quá thấp, đặc biệt nếu giao cho mấy thầu quê ở một tỉnh bắt đầu bằng chữ T mà ko kiểm tra -giám sát kĩ là hỏng hết.
- Đặc biệt các Chung Cư Nhà ở Xã hội. Nhiều chung cư NOXH mới xây đầu năm 2008-2010 (12-15 năm) ở khu Hòa Minh (Liên Chiểu- Đà Nẵng) chỗ tôi nhìn xuống cấp rất thảm.
5. Nhiều dự án xây xong mấy năm rồi vẫn không đưa sổ cho người sở hữu. Ngay cả những công ty lớn tên tuổi và đứng đầu ngành cũng vậy.
Cái này tôi đồng ý. Cần có cơ chế giám sát, phạt tiền lại chủ đầu tư khi ko đưa sổ đúng thời hạn.
Chứ ai lại đưa 95% rồi mà sổ chả thấy đâu.
Có khi Nhà mình đang ở là thuộc Ngân hàng chứ chả phải của mình nếu chủ đầu tư thua lỗ, phá sản.
Tôn Quyền share thông tin