largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Vẫn ngang nhiên công khai mua bán tiền giả trên chợ mạng: Rủi ro người mua chịu

Cận Tết âm lịch, thị trường trao đổi, mua bán tiền giả lại tái xuất, ngang nhiên công khai mua bán trên chợ mạng gây bức xúc cho nhiều người dân. Điều đáng nói là chi phí đổi tiền lẻ cũng không hề rẻ, một số nơi lấy mức phí 7% với mỗi 1 triệu tiền đổi nhưng người đổi vẫn chấp nhận, tạo điều kiện cho tiểu thương kiếm lời.

Dân Trí thông tin, để tạo lòng tin, các tài khoản rao bán tiền giả luôn chụp ảnh, quay video giới thiệu chi tiết về "hàng cấm". Nhưng khi người mua có nhu cầu thì phải liên hệ trực tiếp qua 1 số điện thoại, chứ người bán không trả lời công khai.

Liên hệ với một tài khoản facebook có tên Tuấn. Theo người này, tỉ lệ mua bán tiền giả khá đa dạng, mua bán trực tiếp không cần cọc. Ví dụ, đổi 1 triệu đồng tiền thật sẽ thu về 10 triệu đồng tiền giả. Ngoài ra, còn có các tỉ lệ như 1 đổi 12, 2 đổi 30, 5 đổi 70 cho từng mệnh giá tiền. Đặc biệt, với mệnh giá 500.000 đồng thì 1 triệu tiền thật chỉ đổi được 7,5 triệu đồng tiền giả.

Empty

"Tuy là tiền giả nhưng rất khó phân biệt, bởi chúng giống tiền thật đến 98%, chỉ có cho vào máy soi mới bị phát hiện. Mệnh giá nào nhà tôi cũng đổi được, chỉ cần khách cho địa chỉ rõ ràng, là 1 tiếng sau, hàng cập bến đúng địa chỉ" - người tên Tuấn quảng cáo.

Liên hệ tiếp với một tài khoản khác có tên Dũng cũng trong nhóm mua bán tiền giả, người này cho biết, khách cần bao nhiêu hàng (tiền) cũng có thể cung cấp. Thậm chí, nếu đơn hàng trên 50 triệu đồng, người mua sẽ được dẫn đến địa điểm, kiểm tra hàng trực tiếp.

Empty

Tuy nhiên, để làm tin, trước khi giao dịch, phía bên mua phải chụp lại chứng minh thư, thông tin chi tiết cho phía bên bán. Nếu không thì khách phải chuyển khoản 2 - 5 triệu đồng vào một tài khoản để giữ suất.

"Nếu giao dịch nhỏ, khách nên nạp thẻ điện thoại với mệnh giá 50.000 - 200.000 đồng. Điều này sẽ áp dụng cho người mới, lần đầu tiên tham gia, còn khách quen thì không cần cọc" - tài khoản có tên Dũng cho biết.

Các mệnh giá phổ biến thường để đổi là 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng. Mệnh giá càng to thì chi phí đổi sẽ càng lớn. Với khách giao dịch lần đầu, lượng đổi tối đa là 50 triệu đồng, tương ứng với 5 triệu đồng tiền thật, còn thấp nhất là 1 triệu đồng tiền thật.

Empty

Câu chuyện đổi tiền lẻ vào mỗi dịp Lễ Tết không còn là điều gì quá mới mẻ với người dân Việt Nam. Cứ đến hẹn lại lên, bước vào thời điểm cận Tết, thị trường này lại nóng hơn bao giờ hết. 

Tình trạng đổi tiền lẻ tràn lan, nhưng hoạt động này đã được quy định trong luật pháp và có cơ chế xử phạt. Cụ thể, ngày 17/10/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2014 quy định về việc xử phạt đối với các hoạt động đổi tiền lẻ.

Theo đó Khoản 5 Điều 30 NĐ 96/2014 quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a)Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Như vậy, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch không đúng quy định sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, những dịch vụ này thường hoạt động chủ yếu trên mạng xã hội và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Cụ thể, các đối tượng lừa đảo có thể lợi dụng nhu cầu của người dân, yêu cầu khách hàng giao dịch bằng cách chuyển khoản hoặc nạp thẻ cào điện thoại, sau đó chặn liên lạc để cướp trắng số tiền

Luật sư Nguyễn Ngọc Liên (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: "Để có thể hạn chế được tình trạng nhiều người lợi dụng nhu cầu cần tiền lẻ, tiền mới để đổi tiền lấy phí cao, cần phải có sự tuyên truyền và thay đổi nhận thức của người dân. Thay vì đi lễ chùa dùng 10 tờ 1.000 đồng hay 2.000 đồng làm công đức thì có thể dùng 1 tờ 10.000 đồng, 20.000 đồng hay 50.000 đồng để làm công đức".

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công