largeer

Share This Post

SG247

Vinamilk chính thức “thâu tóm” Sữa Mộc Châu, gạt phăng Vilico ra khỏi cuộc chơi

Sự xuất hiện của Vinamilk nói chung và bà Mai Kiều Liên nói riêng khiến cổ đông của Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam – CTCP (Vilico) vui mừng ra mặt, kỳ vọng Vilico sẽ hái quả ngọt từ Sữa Mộc Châu. Thế nhưng Vinamilk đã đi một nước cờ cao tay, gạt phăng Vilico ra khỏi cuộc chơi tại Sữa Mộc Châu.

Để hiểu rõ hơn về ý đồ thâu tóm Vinamilk cũng như cú hất văng Vilico, doanhnghiepvadautu.info.vn ngày 14/8 đăng tải bài viết “Cổ đông của Vilico “ngậm đắng, nuốt cay” nhìn Vinamilk “thâu tóm” Sữa Mộc Châu”

Nội dụng bài viết như sau:

Sữa Mộc Châu: Gà đẻ trứng vàng

Tiền thân của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Sữa Mộc Châu) là Nông trường Quân đội Mộc Châu được thành lập ngày 8/4/1958 bởi các chiến sĩ trung đoàn 280 (Sư đoàn 335), sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế tại Lào.

2

Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và thơ mộng nhất vùng núi phía Bắc thuộc tỉnh Sơn La. Nằm ở độ cao 1.050m, Mộc Châu có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ không khí luôn trong khoảng 18 – 20 độ C và độ ẩm trung bình 85% gần giống với khí hậu ở khu vực ôn đới, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi bò sữa organic.

Các cánh đồng cỏ bao la trên thảo nguyên chính là nguồn thức ăn có chất lượng tốt, bền vững cho đàn bò. Tất cả cả tạo nên một vùng nguyên liệu xanh, trong lành và giàu dinh dưỡng để mang tới dòng sữa Mộc Châu ngọt lịm.

Ngoài ra, Sữa Mộc Châu đang sở hữu quỹ đất rộng bạt ngàn tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La làm tiền đề để tăng quy mô đàn bò sữa organic. Cụ thể, 9.532.148m2 đất nông nghiệp tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, 868.355m2 đất nông nghiệp tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ và hàng chục ngàn m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ.

Năm 2019, Sữa Mộc Châu có 25.000 con bò, gồm sở hữu 2.000 con và 23.000 con còn lại ký hợp đồng với 600 hộ dân. Đàn bò của Sữa Mộc Châu cho tối thiểu 26kg/con/ngày, đây là mức cao nhất của cả nước. Hàng năm, Sữa Mộc Châu cung cấp ra thị trường 100.000 tấn sữa tươi, chiếm 10% thị phần của cả nước.

Sản phẩm của Sữa Mộc Châu chủ yếu là sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua ăn, sữa chua uống… giúp công ty mang về hàng ngàn tỷ đồng doanh thu mỗi năm. Năm 2019, Sữa Mộc Châu đạt doanh thu 2.558 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 167 tỷ đồng.

3

Sữa Mộc Châu là một trong số ít doanh nghiệp không sử dụng vốn vay và dự trữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng luôn dồi dào. Cuối tháng 6/2020, công ty có 568 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Hoạt động kinh doanh còn nhiều tiềm năng phát triển và tình hình tài chính lành mạnh nên Sữa Mộc Châu được ví như một hoa hậu khiến nhiều đại gia nhiều tiền lắm của thèm khát.

Vinamilk loại Vilico khỏi cuộc chơi

Năm 2019, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) dẫn dầu thị phần sữa tại Việt Nam với sữa đặc (81%), sữa chua (66%), sữa nước (42%), sữa bột (27%). Thế nhưng ngành sữa rơi vào trạng thái bão hòa. Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2018 tăng 3% trong khi lợi nhuận giảm 1% so với năm 2017.

Để duy trì sự tăng trưởng buộc Vinamilk mở rộng thị trường mới, lấn sân lĩnh vực mới và đặc biệt là mua bán sáp nhập (M&A). Và Sữa Mộc Châu là đối tượng được Vinamilk quyết tâm “thâu tóm”. Sở hữu được Sữa Mộc Châu có thể giúp Vinamilk tăng trưởng 10% doanh thu trong 3 năm tới.

Hiện nay, Vilico sở hữu 51% vốn điều lệ của Sữa Mộc Châu. Trong khi đó, Công ty Cổ phần GTNfoods lại sở hữu 74,49% Vilico sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thoái vốn khỏi Vilico.

Để “thâu tóm” Sữa Mộc Châu, Vinamilk buộc phải mua cổ phiếu của GTNfoods đến mức chi phối toàn bộ hoạt động của GTNfoods. Đến cuối năm 2019, GTNfood trở thành công ty con của Vinamilk với tỷ lệ sở hữu 75%. Với tỷ lệ sở hữu này, lợi ích kinh tế của của Vinamilk tại Sữa Mộc Châu là 28,49%. GTNfoods trở thành công ty con đã giúp Vinamilk có thêm hàng ngàn tỷ đồng doanh thu sau khi hợp nhất kết quả kinh doanh.

Sau khi sở hữu 75% vốn điều lệ GTNfoods, “bà hoàng ngành sữa” Mai Kiều Liên – thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk – tham gia sâu vào hoạt động của GTNfoods, Vilico, Sữa Mộc Châu thông qua chức vụ thành viên HĐQT những đơn vị này vào giữa tháng 2 năm vừa qua.

Sự xuất hiện của Vinamilk nói chung và bà Mai Kiều Liên nói riêng khiến nhiều cổ đông của Vilico kỳ vọng Vilico sẽ hái quả ngọt từ Sữa Mộc Châu. Thế nhưng Vinamilk đã gạt Vilico ra khỏi cuộc chơi tại Sữa Mộc Châu.

Nhằm huy động vốn để thực hiện đầu tư trang trại bò sữa mới có quy mô 4.000 con kết hợp với du lịch sinh thái, nâng cấp trang trại hiện hữu lên quy mô 2.000 con, đầu tư dây chuyền sản xuất sữa nước và xây dựng nhà máy mới, Sữa Mộc Châu phát hành cổ phần huy động vốn.

Theo đó, Sữa Mộc Châu phát hành 43,2 triệu cổ phần tăng vốn điều lệ từ 668 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng với phần lớn dành cho Vinamilk và GTNfoods theo tỷ lệ để lợi ích kinh tế của Vinamilk tại Sữa Mộc Châu nâng từ 28,49% lên 51%.

Cụ thể, Sữa Mộc Châu phát hành 3,34 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cổ phần, tỷ lệ 5%; phát hành cho cán bộ công nhân viên 668.000 cổ phần với giá 10.000 đồng/cổ phần; phát hành 39,192 triệu cổ phần cho Vinamilk và GTNfoods.

Sau đợt phát hành này, tỷ lệ sở hữu của Vilico tại Sữa Mộc Châu giảm từ 51% xuống còn 32,52%. Từ một công ty con, Sữa Mộc Châu chỉ còn là công ty liên kết của Vilico. Cổ đông của Vilico ngậm ngùi nhìn Vinamilk thâu tóm đứa con duy nhất là Sữa Mộc Châu.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong kỳ tiếp.

 

Bài liên quan

 

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công