largeer

Share This Post

SG247

Vĩnh Cửu- Đồng Nai: Bạt nguyên quả đồi giữa thanh thiên bạch nhật, hàng nghìn m2 nhà xưởng mọc lên trái phép

Trong thời gian qua, tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trên một khu đất nông nghiệp có diện tích khoảng 166.225,5m2 xảy ra tình trạng bạt đồi lấy đất san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng không phép trên đất nông nghiệp. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài và tiếp diễn đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo một số người dân tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, tình trạng gạt đồi múc đất, san lấp mặt bằng trái phép diễn ra hàng ngày. Từ phần diện tích san gạt này hàng ngàn m2 nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn ngang nhiên hoạt động đang làm người dân hoang mang, nghi ngờ về công tác quản lý  đất đai của chính quyền địa phương.

Hàng ngàn m2 đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất tại khu vực này đang ngày đêm bị đào xới. Máy múc, máy ủi liên tục san gạt mặt bằng với độ sâu so với ban đầu cả chục mét khiến địa hình bị biến dạng nghiêm trọng. Từng đoàn xe ben nối đuôi nhau chở đất ra vào nơi đây đều không được trùm bạt làm đất rơi vãi khi lưu thông trên đường khiến bụi bay mù mịt khắp khu dân cư, đường xá làm ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Qua tìm hiểu thực tế, người viết nhận thấy, hiện nay khu đất tại tờ bản đồ số 100 bao gồm: thửa 458 có diện tích 19.525,4m2 đất trồng cây lâu do ông Nguyễn Hữu Phước và bà Đinh Thị Bích Nga đứng tên; thửa 548 có diện tích 33.288,2m2 thuộc loại đất trồng cây lâu năm do ông Trần Văn Hưởng đứng tên. Và các thửa đất thuộc tờ bản đồ số 105 do ông Nguyễn Hữu Phước và bà Đinh Thị Bích Nga đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm: thửa 216 có diện tích 7.430,1m2 đất trồng cây lâu năm; thửa 197 có diện tích 9.767m2  đất trồng cây hàng năm khác; thửa 217 có diện tích 1.280.5m2 đất rừng sản xuất; thửa 218 có diện tích 672.2m2 đất rừng sản xuất; thửa 219 có diện tích 1330.6m2 đất rừng sản xuất; thửa 220 có diện tích 1.189,8m2 đất rừng sản xuất; thửa 221 có diện tích 1261,8m2 đất rừng sản xuất và thửa 186 có diện tích 18.404,2m2 đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất do bà Nguyễn Thị Hương Giang đứng tên. Tất cả các thửa đất nêu trên đang diễn ra hoạt động san gạt, múc đất đi san lấp trái phép.

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hình ảnh san lấp, đào xới tại khu đất

Hành vi san lấp, hạ độ cao của khu đất chưa được sự phê duyệt cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã vi phạm nghiêm trọng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm suy giảm giá trị sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm biến dạng địa hình, gây sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc, địa hình của toàn khu đất.

Hoạt động khai thác, san lấp đất làm biến dạng địa hình, gây ô nhiễm môi trường, giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đất đã được xác định thuộc hành vi hủy hoại đất bị nghiêm cấm thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, vẫn không một dấu hiệu dừng lại và cũng chưa có một cơ quan chính quyền nào mảy may can thiệp đối với hành vi bị pháp luật cấm thực hiện này.

Hình ảnh vận chuyển đất tại khu đất đi san lấp nơi khác gây ô nhiễm môi trường

Hình ảnh vận chuyển đất tại khu đất đi san lấp nơi khác gây ô nhiễm môi trường

Hình ảnh vận chuyển đất tại khu đất đi san lấp nơi khác gây ô nhiễm môi trường

Hình ảnh vận chuyển đất tại khu đất đi san lấp nơi khác gây ô nhiễm môi trường

Căn cứ quy định tại Điểm b, khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013, trường hợp người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất thì Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Đến nay, hoạt động hủy hoại đất vẫn diễn ra ngày đêm, chính sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương đã tiếp tay cho các đối tượng này có thêm cơ hội thực hiện hành vi hủy hoại đất đai.

Ngay cạnh khu đất bị khai thác, san lấp trái phép nêu trên, còn có một nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 được xây dựng không phép trên đất trồng cây lâu năm thuộc một phần thửa 432 và thửa 504 tờ bản đồ số 100 do ông Trần Văn Hưởng và bà Nguyễn Thị Thu là chủ sử dụng đã đi vào hoạt động cả mấy năm nay. Việc xây dựng nhà xưởng không phép trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất là trái quy định pháp luật nhưng không hiểu sao vẫn được tồn tại cho đến nay.

Hình ảnh: Hàng nghìn m2 nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc thửa 432 và 504 tờ 100 tại xã Tân An (Vình Cửu - Đồng Nai)

Hình ảnh: Hàng nghìn m2 nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc thửa 432 và 504 tờ 100 tại xã Tân An (Vình Cửu - Đồng Nai)

Hình ảnh: Hàng nghìn m2 nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc thửa 432 và 504 tờ 100 tại xã Tân An (Vình Cửu - Đồng Nai)

Hình ảnh: Hàng nghìn m2 nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc thửa 432 và 504 tờ 100 tại xã Tân An (Vình Cửu - Đồng Nai)

Hình ảnh: san lấp tại khu đất

Hình ảnh: san lấp tại khu đất

Hình ảnh: khu đất bị đào múc sâu so với hiện trạng ban đầu

Hình ảnh: khu đất bị đào múc sâu so với hiện trạng ban đầu

Hình ảnh: Hàng nghìn m2 nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc thửa 432 và 504 tờ 100 tại xã Tân An (Vình Cửu - Đồng Nai)

Hình ảnh: Hàng nghìn m2 nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc thửa 432 và 504 tờ 100 tại xã Tân An (Vình Cửu - Đồng Nai)

Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014, nhà xưởng thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng  trước khi khởi công nhưng đến nay công trình nhà xưởng trên đất của ông Hưởng bà Thu vẫn chưa có giấy phép xây dựng vẫn ngang nhiên xây dựng và đi vào hoạt động.

Trước tình trạng vi phạm xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp trước thanh thiên bạch nhật, hoạt động hàng ngày tại khu đất này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của dân cư xung quanh. Tuy nhiên chính quyền thì lại xem như không biết, không quản thì dân biết kêu ai?. Liệu có sự “bảo kê” cho các đối tượng này hoạt động san lấp, xây dựng trái phép trên địa bàn xã hay không đang là câu hỏi cần đươc các cơ quan chức năng hồi đáp.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công