largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Vụ chủ vườn lan đột biến bỏ trốn: Số tiền bị lừa có thể lên đến 700 tỷ đồng?

Số tiền "bán lúa non" của chủ vườn lan bỏ trốn không dừng lại ở 200 tỷ đồng mà có thể lên đến 700 tỷ đồng. Bởi phần lớn lan đột biến khách hàng đặt là "kei lúa non" Ngọc Sơn Cước, Bạch Tuyết, Bảo Duy…. Đây là những loại lan theo định giá của giới chơi lan đột biến có giá từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng/cm.
Chủ vườn lan Hà Thanh , xã Hòa Nam, huyện ứng Hòa, Hà Nội

Chủ vườn lan Hà Thanh , xã Hòa Nam, huyện ứng Hòa, Hà Nội

Ngay sau khi thông tin vụ chủ vườn lan đột biến ở xã Hòa Nam (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) ôm theo 200 tỷ đồng "đặt lúa non" rồi bỏ trốn, anh Triệu Quang Hà, chủ một vườn lan Var ở Đồng Thịnh (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) cho biết, từ qua đến nay có nhiều người gọi đến xác minh thông tin vườn lan của gia đình.

Theo anh Hà, vườn lan của gia đình anh tên đầy đủ là Lan var Hà Thanh, có địa chỉ tại xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô. Như vậy, vườn lan của gia đình anh có tên gần giống với vườn lan Hà Thanh ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Chỉ khác là tên vườn lan của anh có thêm từ "Var".

"Từ hôm qua đến nay, có rất nhiều người chơi lan gọi điện cho chúng tôi hỏi về thông tin vụ ôm tiền bỏ trốn của chủ vườn lan Hà Thanh ở Hà Nội. Tôi khẳng định, vườn lan của gia đình đã có từ 5 năm trước và không liên quan gì đến vườn lan ở Hà Nội. Có thể, họ thấy chúng tôi uy tín nên đã mạo danh, đặt tên gần giống gây hiểu nhầm cho người chơi lan. Đó là trò lừa gạt có chủ ý", anh Hà nói.

Chủ vườn lan đột biến Hà Thanh ở Vĩnh Phúc giải thíc thông tin trên mạng xã hội

Chủ vườn lan đột biến Hà Thanh ở Vĩnh Phúc giải thíc thông tin trên mạng xã hội

Trước đó, ngày 12/4, giới chơi lan đột biến liên tục chia sẻ thông tin chủ vườn lan đột biến Hà Thành (xóm chợ Định Xuyên xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã ôm tiền "bán lúa non" của khách bỏ trốn. Theo giới chơi lan đột biến, đến thời điểm này số tiền chủ vườn lan bỏ trốn đã "ôm" khoảng hơn 400 tỷ đồng và con số trên vẫn chưa dừng lại, có thể lên đến 700 tỷ đồng.

Giới chơi lan đột biến cho biết, sở dĩ số tiền "bán lúa non" của cơ sở trên có thể lên đến 700 tỷ đồng là bởi khách hàng đặt nhiều kie lúa non Ngọc Sơn Cước, Bạch Tuyết, Bảo Duy…. Đây là những loại lan theo định giá của giới chơi lan đột biến có giá từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng/cm.

Về vấn đề trên, chính quyền xã Hòa Nam (huyện Ứng Hòa) cũng xác nhận, trên địa bàn xã có vườn lan mang tên Hà Thanh. Hiện lực lượng chức năng cũng đang xác minh thông tin.

Mua phải lan đột biến giả, một người trình báo bị lừa gần 10 tỷ đồng

Một người đàn ông vừa cho biết đã bị lừa gần 10 tỷ đồng khi mua lan đột biến của nhiều nhà vườn. Hiện tại, vụ việc đã được anh trình báo lên Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội), Yên Thuỷ (Hoà Bình), Long Thành (Đồng Nai).

Theo báo Lao Động thông tin , anh Nguyễn Văn Sự (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, từ cuối tháng 10.2020, anh mua lan đột biến của các nhà vườn B.N (Chương Mỹ, Hà Nội), nhà vườn H.C (Ngọc Tảo, Hoài Đức), L.B.D (An Phước, Long Thành, Đồng Nai), T.V.T và T.V.Đ (Yên Thuỷ Hoà Bình)...

Tuy nhiên, trước tình trạng hàng loạt các thương vụ mua bán lan đột biến với tổng giá trị lên tới cả trăm tỉ đồng vừa diễn ra, nhiều người mua lan bị lừa, nhà vườn thổi giá, nên anh kiểm tra lại số lan vừa mua và phát hiện nhiều gốc lan sai nguồn gốc. Anh liên hệ với các nhà vườn để kiểm tra thông tin, song không thể liên lạc được.

"Số lan đột biến tôi mua từ các nhà vườn này lên tới hàng chục gốc, gốc rẻ cũng từ 70 triệu - 200 triệu, gốc đẹp có giá từ 500 triệu đến cả tỉ đồng. Hiện tại, tôi bị lừa gần 10 tỉ đồng để mua hoa" - anh Sự nói.

Sở dĩ anh Sự phát hiện ra hoa sai nguồn gốc là vì khi nở, hoa màu tím, không phải màu trắng ngọc như lan đột biến, trong khi đó, số tiền anh mua hoa chủ yếu vay ngân hàng và huy động vốn từ người dân.

"Tôi đã viết đơn trình báo sự việc trên lên cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện tại các đơn khiếu nại vẫn chưa được giải quyết do các đối tượng trên không thể liên lạc được", anh Sự cho hay.

Theo anh Sự, đối với những người đã mua lan đột biến từ anh hãy giữ lại hoa, đến khi nở hoa xem đúng hay sai. Nếu lan sai nguồn gốc, anh sẽ khắc phục dần dần cho những người mua hoa từ anh.

Ngày 10.4, trước tình trạng hàng loạt các thương vụ mua bán lan đột biến với tổng giá trị lên tới cả trăm tỉ đồng vừa diễn ra, Công an tỉnh Hưng Yên đã đưa ra cảnh báo tới người dân, tránh bị lợi dụng vào các chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, theo Công an tỉnh Hưng Yên, thời gian qua trên địa bàn tỉnh này đã diễn ra một số vụ giao dịch, chuyển nhượng lan đột biến với giá trị rất lớn. 

Theo công an tỉnh Hưng Yên, việc mua bán, chuyển nhượng lan đột biến thu hút sự chú ý, lôi kéo rất nhiều người lao vào vòng xoáy trồng, đầu tư, mua bán lan đột biến.

Việc đầu tư, kinh doanh lan đột biến đang có xu hướng tạo thành trào lưu, nhiều người nhìn từ bên ngoài tưởng việc kinh doanh này dễ kiếm lời nên bất chấp rủi ro, cầm cố tài sản, vay mượn ngân hàng, người thân, thậm chí “tín dụng đen” để đầu tư.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các hoạt động liên quan đến mua bán lan đột biến đang tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự. Bởi lẽ, giá trị lan đột biến được định giá tự do, không có căn cứ, là cơ hội cho hành vi thổi giá, gây hấp dẫn giả để dụ người chơi mới, kém hiểu biết tham gia.

Các hoạt động mua bán, giao dịch lan đột biến diễn ra tự phát, không có kiểm soát từ cơ quan chức năng, có nguy cơ biến tướng thành hoạt động đa cấp hoặc rửa tiền. Do không có đảm bảo, chứng nhận hợp pháp về chất lượng lan đột biến nên dễ phát sinh lừa đảo, tranh chấp sau giao dịch.

 

Em trai chủ vườn lan bị nghi ôm 200 tỉ trốn: Anh tôi cũng chỉ là nạn nhân

Trước tin đồn anh N.H.T. (chủ vườn lan Hà Thanh ở Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội) ôm hàng trăm tỉ đồng rồi bỏ trốn, anh N.H.P (30 tuổi, em trai anh T., trú tại Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội) cho hay: "Những năm qua, anh T. làm ăn cũng gặp, mỗi năm thu về từ 3 - 5 tỉ đồng. Nhưng do quá tin người, anh trai tôi đã bắt tay làm ăn với người đàn ông tên C. (trú tại Hoài Đức, Hà Nội). Cũng sau lần bắt tay hợp tác làm ăn đó, công việc kinh doanh bắt đầu gặp sự cố".

Theo gia đình nắm được, ông C. biết anh T. là một trong những chủ vườn lan lớn nên đã đặt yêu cầu hợp tác cung cấp lan đột biến cho anh T. bán. Tuy nhiên, sau khi bán khách hàng anh T. phát hiện đó không phải lan đột biến nên quay lại bắt đền.

Vì quá tin ông C. mà T. rơi vào cảnh nợ nần. Dù T. đã bán xe ôtô, bán đất đi vẫn không đủ trả nợ, nên cũng là một nạn nhân trong vụ việc này, người thân của anh T. nói.

"Một số khách đòi đền bù, chính tôi đã cùng anh T. bán nhiều tài sản đề đền bù nhưng không thấm vào đâu so với số tiền nợ của khách hàng. Gia đình không dám bênh, ai sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Gia đình cũng rất mong muốn cơ quan công an tìm ra đối tượng trong đường dây lừa đảo".

 

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công