largeer

Share This Post

SG247

Vụ đấu giá tài sản của Công ty Nhiệt điện Duyên Hải ở Trà Vinh: Trách nhiệm của tổ chức đấu giá trong việc giữ tài sản đặt trước của đơn vị trúng đấu giá?

Theo quy định của pháp luật, khoản tiền đặt trước của người trúng đấu giá sẽ được chuyển thành tiền đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tức là số tiền đặt trước sẽ được sử dụng cho mục đích giao kết và thực hiện hợp đồng. Vậy khi tổ chức có tài sản đấu giá và đơn vị trúng đấu giá chưa thỏa thuận được việc ký hợp đồng thì tài sản này sẽ do đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý?

Đấu giá tài sản và các thủ tục sau khi đấu giá thành sẽ được thực hiện nhanh chóng và trôi chảy nếu các bên đều thiện chí và tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đối với cuộc đấu giá tài sản là “Vật tư, thiết bị, băng tải kém, mất phẩm chất không có nhu cầu sử dụng thu hồi sau sửa chữa lớn năm 2020” của công ty Nhiệt Điện Duyên Hải do công ty Đấu giá Hợp danh Lam Sơn Sài Gòn (sau đây gọi là công ty Lam Sơn Sài Gòn) là đơn vị tổ chức đấu giá lại có nhiều diễn biến bất ngờ và trùng hợp khiến dư luận hồ nghi?.

Ngày 30/11/2022, Công ty Lam Sơn Sài Gòn ban hành quy chế đấu giá tài sản số 125/2022/QCĐG đối với tài sản đấu giá là Vật tư, thiết bị, băng tải kém, mất phẩm chất không có nhu cầu sử dụng thu hồi sau sửa chữa lớn năm 2020 (sau đây gọi là Tài sản đấu giá) của công ty Nhiệt Điện Duyên Hải – Chi nhánh Tổng Công ty Phát điện 1. Quy chế đấu giá không hành kèm theo danh mục tài sản đấu, số lượng tài sản đấu giá. Theo đó người tham gia đấu giá phải đặt trước số tiền 340.000.000 đồng để tham gia đấu giá.

Thông báo đấu giá tài sản

Thông báo đấu giá tài sản

Ngày 01/12/2022, Công ty đấu giá Hợp danh Lam Sơn Sài Gòn (Công ty Lam Sơn Sài Gòn) có thông báo số 1201/2022/TB-LS thông báo đấu giá tài sản là tài sản đấu giá với giá khởi điểm là 1.737.516.280 đồng (giá chưa bao gồm thuế GTGT, mọi chi phí liên quan đến việc tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển tài sản).

Ngày 19/12/2022, Công ty Lam Sơn Sài Gòn tổ chức cuộc đấu giá tài sản nêu trên theo hình thức bỏ phiếu kín, trả giá lên với sự tham gia của 43 người đủ điều kiện tham gia đấu giá. Sau 13 vòng bỏ phiếu kín, công ty TNHH Nam Thuận Phát (công ty Nam Thuận Phát) trả cao nhất và là đơn vị trúng đấu giá với giá 3.249.516.280 đồng. Trong đó, đơn vị xếp vị trí 12 là công ty TNHH Xuân Sơn Hải Dương do ông Phạm Xuân Sơn là Đại diện theo Pháp luật. Cùng ngày, công ty Lam Sơn Sài Gòn ban hành thông báo số 12127/CV-LS thông báo kết quả trúng đấu giá.

Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá

Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá

Đến ngày 21/12/2022 công ty Nhiệt điện Duyên Hải ban hành Quyết định số 1366/QĐ-NĐDH về việc phê duyệt kết quả trúng đấu giá tài sản thanh lý, vật tư sau thu hồi của công ty Nhiệt điện Duyên Hải với nội dung phê duyệt số tài sản đấu giá thành: Là lô tài sản Vật tư, thiết bị, băng tải kém, mất phẩm chất không có nhu cầu sử dụng thu hồi sau sửa chữa lớn năm 2020; Tổng số tiền trúng đấu giá: 3.249.516.280 đồng (giá chưa bao gồm thuế GTGT, mọi chi phí liên quan đến việc tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển tài sản); Khách hàng trúng đấu giá: Công ty TNHH Nam Thuận Phát, địa chỉ: 116 đường 11, khu phố Giãn Dân, phường Long Biình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh”, không kèm theo danh mục và số lượng tài sản đấu giá.Theo hợp đồng đấu giá số 125/2022/HĐĐG giữa công ty Nhiệt Điện Duyên Hải và công ty Đấu giá Hợp danh Lam Sơn Sài Gòn thì hợp đồng mua bán tài sản đấu giá sẽ được các bên liên quan ký kết chậm nhất trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo phê duyệt kết quả đấu giá.

Thế nhưng, từ sau khi ban hành Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá đến nay công ty Nhiệt Điện Duyên Hải vẫn chưa tiến hành ký hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá và bàn giao tài sản trúng đấu giá cho công ty Nam Thuận Phát. Bởi, Công ty Nhiệt Điện Duyên Hải chỉ đồng ý cho công ty Nam Thuận Phát lấy một lượng nhỏ tài sản đấu giá với ước lượng khoảng 255 tấn tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3. Tuy nhiên, đơn vị trúng đấu giá lại yêu cầu được lấy toàn bộ lô tài sản trúng đấu giá như quy chế đấu giá tài sản, thông báo đấu giá tài sản, thông báo kết quả trúng đấu giá và Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá đã ban hành.

Điều đáng nói là từ khi bắt đầu thủ tục bán đấu giá lô tài sản trên đến khi có Quyết định phê duyệt tài sản trúng đấu giá của công ty Nhiệt Điện Duyên Hải thì danh mục tài sản đấu giá, số lượng tài sản, hiện trạng tài sản, hay các thông tin khác liên quan đến tài sản đấu giá này chưa từng xuất hiện ở bất kỳ văn bản hợp pháp hay thông báo nào của tổ chức đấu giá cũng như tổ chức có tài sản đấu giá.

Nhưng một sự việc nằm ngoài tầm sắp xếp, công ty Nhiệt Điện Duyên Hải có dấu hiệu chèn ép đơn vị trúng đấu giá bằng cách “tung” danh mục tài sản với số lượng ít ỏi và chỉ đồng ý cho đơn vị trúng đấu giá nhận 1 phần tài sản trong lô tài sản trúng đấu giá thông qua việc ước lượng tài sản được lấy là khoảng 255 tấn phế liệu tại nhà máy Nhiệt Điện Duyên Hải 3.

z4111739446600_a24a1e968f818515f36f5f31f88b8040
z4111739314928_1a293f676617bd6df3cd5079a3443e22
Đã có có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá, nhưng không thể kí hợp đồng và nhận tài sản

Đã có có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá, nhưng không thể kí hợp đồng và nhận tài sản

Bất ngờ trước sự thay đổi đột ngột ở phút cuối cùng này, công ty Nam Thuận Phát đã yêu cầu được lấy toàn bộ lô tài sản vật tư, thiết bị, băng tải kém, mất phẩm chất không có nhu cầu sử dụng thu hồi sau sửa chữa lớn năm 2020 của công ty Nhiệt Điện Duyên Hải như công bố ở các văn bản đã được ban hành hợp lệ và tài sản được xem trực tiếp tại nhà máy Nhiệt Điện 3.

Theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 điều 34 Luật đấu giá về quy chế cuộc đấu giá quy định: Tổ chức đấu giá tài sản ban hành quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản. Theo đó, quy chế đấu giá bao gồm: tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá, nơi có tài sản đấu giá, giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá.

Tuy nhiên chưa có bất kì văn bản hợp pháp nào được ban hành có kèm theo danh mục tài sản đấu giá mà công ty Nhiệt Điện Duyên Hải đưa ra.

Đến nay, mặc dù các bên chưa thỏa thuận được việc ký kết hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá và công ty Nam Thuận Phát chưa nhận tài sản thì phía công ty Nhiệt Điện Duyên Hải được cho rằng hối thúc tổ chức đấu giá chuyển tiền đặt trước của công ty Nam Thuận Phát cho đơn vị này.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật đấu giá tài sản 2016 thì “Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. …Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam”. Tại khoản 2 Điều này cũng quy định rõ “Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác”. Theo đó, công ty Nam Thuận Phát đã đặt trước số tiền 340.000.000 đồng.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Luật đấu giá tài sản 2016, “Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiễn lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy, khoản tiền đặt trước được chuyển thành tiền cọc để đảm bảo thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá. Tuy nhiên, giữa tổ chức có tài sản đấu giá và đơn vị trúng đấu giá còn chưa thống nhất được việc ký hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá, công ty Nhiệt điện Duyên Hải đang cố tình cản trở việc ký kết hợp đồng và giao tài sản trúng đấu giá cho đơn vị trúng đấu giá nhưng đã hối thúc việc được nhận tiền đặt trước của đơn vị trúng đấu giá.

Theo quy định nêu trên, chỉ khi các bên ký kết hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản mới được chuyển số tiền đặt trước cho tổ chức có tài sản đấu giá. Vậy phải chăng, công ty Nhiệt Điện Duyên Hải đã chấp nhận ký kết hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá là lô vật tư, thiết bị, băng tải kém, mất phẩm chất không sử dụng được thu hồi sau sửa chữa lớn năm 2020 theo quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá tài sản với đơn vị trúng đấu giá tài sản hay Công ty Lam Sơn Sài Gòn đang sử dụng tiền đặt trước của người trúng đấu giá trái phép?.

Bức xúc vì tài sản công ty mình trúng đấu giá nhưng bị gây khó khăn dẫn đến thiệt hại về kinh tế, đại diện công ty Nam Thuận Phát đã tìm hiểu và đặt nghi vấn việc đưa đơn vị trúng đấu giá vào thế kẹt của công ty Nhiệt điện Duyên Hải và mối quan hệ chằng chịt nội bộ khiến dư luận bán tín bán nghi về tính công khai minh bạch trong việc tổ chức đấu giá của công ty Nhiệt Điện Duyên Hải.

Theo đó, dư luận hồ nghi rằng, kết quả của cuộc đấu giá lô tài sản này đã được sắp xếp sẵn cho công ty TNHH Xuân Sơn Hải Dương, nhưng chính sự khách quan, công tâm của công ty Nam Thuận Phát đã khiến sự việc bất ngờ rẽ sang một hướng khác. Có thông tin cho rằng, Giám đốc công ty Nhiệt Điện Duyên Hải có mối quan hệ khăng khít với các cán bộ cốt cán, chủ chốt của công ty Nhiệt Điện Duyên Hải. Bên cạnh đó ông Đoàn được cho là công tác tại phòng tài chính kế hoạch của công ty này là anh vợ của chủ công ty TNHH Xuân Sơn Hải Dương – đơn vị xếp thứ 12 sau công ty Nam Thuân Phát (xếp thứ 13 và là đơn vị trúng đấu giá) trong cuộc đấu giá lô tài sản này. Cũng không khó để dư luận hồ nghi về những mối quan hệ này bởi đến “phút cuối cùng” ký kết hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá, công ty Nhiệt Điện Duyên Hải mới “tung” danh mục tài sản đấu giá với số lượng ít ỏi khiến công ty Nam Thuận Phát té ngửa. Đồng thời, theo phản ánh mỗi khi vào nhà máy để liên hệ làm việc thì đơn vị trúng đấu giá luôn bị bắt chẹt. Vậy có hay không nằm ngoài sự sắp xếp trong cuộc đấu giá này khi công ty Nam Thuận Phát “vô tình” trả giá cao hơn công ty Xuân Sơn Hải Dương khiến sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát, và sự cản trở vô lý từ chính tổ chức có tài sản đấu giá? Cũng như sự thông đồng mập mờ của công ty tổ chức đấu giá?

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công