largeer

Share This Post

SG247

Vụ ly hôn của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên: Người phụ nữ yếu thế trong việc phân chia tài sản

“Việc buộc bà Thảo chấm dứt hoạt động kinh doanh bình thường là “không phù hợp” quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng nam nữ được nêu trong Hiến pháp năm 2013 và nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình…”, đó là khẳng định của Viện KSND tối cao trong kiến nghị hủy bản án vụ ly hôn của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên.

Như Báo PNVN đã phản ánh, ngày 12/1 vừa qua, Viện trưởng Viện KSND tối cao đã có văn bản kiến nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2021/HNGĐ-GĐT ngày 11/3/2021, giải quyết vụ án ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Theo đó, Viện KSND tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán hủy toàn bộ các bản án trong vụ ly hôn này để xét xử lại từ đầu, vì có những sai sót nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

lhdt-16423441720361696625797

Một trong những vấn đề gây bức xúc dư luận trong vụ án này đó là các cấp Tòa đã tước quyền sở hữu cổ phần của bà Thảo trong Tập đoàn Trung Nguyên, buộc bà Thảo chấm dứt hoạt động kinh doanh bình thường mà không dựa trên những căn cứ pháp luật thỏa đáng.

Cụ thể, sau các phiên tòa, tài sản của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên là bất động sản được chia theo tỉ lệ 50-50, những tài sản còn lại được tòa tuyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ hưởng 60% và bà Lê Hoàng Diệp Thảo 40% tổng giá trị tài sản chung.

Đặc biệt, dưới danh nghĩa bảo vệ thương hiệu quốc gia cà phê Trung Nguyên và để đảm bảo cho hoạt động ổn định của Tập đoàn Trung Nguyên, hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã giao cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ được sở hữu toàn bộ cổ phần tại 07 công ty của Tập đoàn Trung Nguyên và ông Vũ có trách nhiệm thanh toán giá trị cổ phần cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Dưới góc độ pháp lý, các chuyên gia cho rằng với những phán quyết đó, người phụ nữ mà cụ thể ở đây là bà Thảo đã không nhận được quyền phân chia tài sản công bằng theo luật định.

Khoản 1, Điều 29, Luật Hôn nhân gia đình hiện hành, quy định: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập". Còn Khoản 2, Điều 213, Bộ luật Dân sự quy định: "Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung"…

Do vậy, việc các cấp Toà giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của bà Thảo cho ông Vũ, buộc bà Thảo phải nhận giá trị là không phù hợp với quy định của pháp luật. Theo Khoản 3, Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình, tài sản chung vợ chồng được chia bằng hiện vật, trường hợp không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng. Cổ phần và phần vốn góp trong công ty là tài sản có thể chia được bằng hiện vật…

Mặc dù trong suốt quá trình giải quyết vụ án và tại các cấp Tòa, bà Thảo luôn yêu cầu được giữ nguyên số cổ phần của bà (là cổ đông sáng lập) trong các Công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Thế nhưng, Tòa án đã buộc bà Thảo giao hết cho ông Vũ số cổ phần mà bà sở hữu trong các Công ty thuộc Trung Nguyên và ông Vũ thanh toán lại cho bà Thảo bằng tiền giá trị tương ứng, điều này là quá bất công và trái với các quy định của pháp luật.

Cũng theo bà Thảo, giá trị tài sản thực của Trung Nguyên có trị giá hơn 23.000 tỷ đồng và riêng giá trị thương hiệu được định giá khoảng 1.000 tỷ đồng. Nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã không tiến hành định giá giá trị tài sản vô hình, giá trị thương hiệu, chỉ tiến hành thẩm định giá trị của Tập đoàn Trung Nguyên chỉ có 5.655 tỷ đồng, bằng 1/5 so với giá trị thực tế và từ đó làm cơ sở cho việc quy đổi phần sở hữu của bà thành tiền là gây tổn thất vô cùng lớn cho bà.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, về nguyên tắc thì khi ly hôn, tài sản sẽ được chia đôi, có xem xét đến công sức đóng góp của mỗi bên và phải bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Vậy nhưng, trong vụ án ly hôn của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên, các cấp Tòa đã không tuân thủ quy định đó.

Nói về phán quyết của Tòa án trong vụ án này, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã từng cảm thản: "Không hiểu Tòa đã căn cứ vào đâu để "đè" ra chia tiền chứ không phải chia cổ phần, dù cổ phần là hiện vật chia được"?.

"Ở đây là sở hữu cổ phần, chị Thảo đang là cổ đông. Tòa án không có một cơ sở pháp lý nào để nói chia xong thì chị Thảo phải bỏ hết cổ phần, nhận tiền rồi ra khỏi công ty. Toà không dựa vào luật nào để làm việc đó cả", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công