largeer

Share This Post

Pháp Luật

Vụ “san phẳng” di tích để trồng mía ở Phú Yên: Tổ liên ngành chủ quan?

Phú Yên - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc hộ dân “Đào bới, san phẳng” Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê để trồng mía. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sơn Hòa cho biết sẽ thực hiện cắm mốc và không cho người dân tiếp tục trồng mía, còn việc xử lý hộ dân thì chưa thể.

"Kết luận của Tổ liên ngành là chủ quan"

Liên quan đến vụ “Đào bới, san phẳng” Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa) để trồng mía được Báo Lao Động phản ánh qua bài viết “Phú Yên: Di tích lịch sử "chìm" trong vườn mía”, chiều 14.9, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thiện Tình - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sơn Hòa, cho biết, cổng và phần móng của Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê giống nguyên trạng khi vừa lập hồ sơ để công nhận di tích.Ông Tình cho rằng, việc xử lý hộ dân đưa máy móc vào san phẳng đất di tích để trồng mía vẫn chưa xử lý được, bởi kết luận của Tổ kiểm tra liên ngành hiện trạng di tích lịch sử của UBND xã Sơn Hội là chủ quan.

Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê bị bao bọc trong vườn mía.

Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê bị bao bọc trong vườn mía.

“Việc UBND xã Sơn Hội cho phép người dân đưa máy móc vào đào bới, san phẳng đất di tích để trồng mía là sai quy định, nhưng hiện tại vẫn chưa xử lý được bởi kết luận của tổ kiểm tra liên ngành của UBND xã Sơn Hội… chủ quan. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã đề nghị UBND xã tìm các biện pháp vận động thu hồi lại diện tích đó, sẽ thực hiện cắm mốc và không cho người ta trồng mía ở đó nữa” - ông Tình cho biết thêm. Để làm rõ trách nhiệm về việc cho phép người dân trồng mía trong khu đất thuộc di tích, chiều cùng ngày, làm việc trực tiếp với PV, ông Trần Ngọc Tây – Chủ tịch UBND xã Sơn Hội cho biết, trước hết, địa phương quản lý thì địa phương sẽ chịu trách nhiệm, cùng với đó là Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sơn Hòa.

Một phần móng của Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê còn sót lại.

Một phần móng của Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê còn sót lại.

“Chiều 12.9, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cùng UBND xã có đi kiểm tra xem có đúng di tích bị san phẳng hay không. Qua kiểm tra, thực chất có đưa máy múc vào để đào xới, dồn những vật dụng trên đất là sai quy định, tuy nhiên, công trình di tích vẫn còn nguyên vẹn”, ông Tây nói. Trước thông tin vị Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sơn Hòa cho rằng kết luận của Tổ kiểm tra liên ngành hiện trạng di tích lịch sử của UBND xã Sơn Hội là chủ quan. Cùng ngày, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Thanh Hà – Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hội – Tổ trưởng Tổ Kiểm tra liên ngành để xác minh thông tin trên.

Hiện trạng Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê bị đào bới, san phẳng.

Hiện trạng Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê bị đào bới, san phẳng.

Qua làm việc, ông Nguyễn Thanh Hà cho biết: Tổ Kiểm tra liên ngành xã khẳng định hộ gia đình ông Trần Hoài Nam có tác động vào khu di tích đang được bảo vệ, kết luận trong biên bản kiểm tra hiện trạng tại Di tích Trại an trí Trà Kê là đúng với hiện trạng khi tổ đi kiểm tra.

Người đưa máy múc vào “san phẳng” đất di tích là nguyên cán bộ xã

Theo ông Nguyễn Thiện Tình - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sơn Hòa, ông Trần Hoài Nam (người đưa máy múc vào đào bới, san phẳng đất di tích để trồng mía) nguyên là Trưởng Công an xã Sơn Hội.

Trước khi Trại an trí Trà Kê được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2011, ông Nam đã canh tác trên diện tích này.

“Sau khi di tích này được công nhận, ông Nam vẫn tiếp tục trồng mía trên diện tích đất di tích. Do chưa có nguồn kinh phí để đầu tư, tôn tạo nên UBND xã Sơn Hội vẫn cho hộ ông Nam trồng mía để giữ đất. Vấn đề này tồn tại đã lâu rồi nhưng vẫn chưa xử lý được bởi vì ngày xưa có cam kết là khi nào có kinh phí trùng tu di tích thì ông Nam sẽ trả lại đất, ông Tình thông tin.

Đất đá của Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê nằm lăn lóc dưới gốc mía.

Đất đá của Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê nằm lăn lóc dưới gốc mía.

Theo ông Trần Ngọc Tây – Chủ tịch UBND xã Sơn Hội, lúc nhận chức năm 2016, chỉ có văn bản công nhận Trại an trí Trà Kê thành di tích lịch sử cấp tỉnh chứ chưa thấy văn bản là xã phải thu hồi hay có trách nhiệm quản lý không cho ai vào.

Khi chưa nhận chức chủ tịch, các lãnh đạo trước đây nói khi nào có chủ trương tôn tạo, trùng tu thì ông Nam mới trả lại nên đến khi nhận chức thì cũng nghĩ là khi nào có nguồn kinh phí đầu tư thì UBND xã mới làm việc với hộ gia đình để thông báo cho tạm dừng.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công