largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Xây dựng thương hiệu ca cao Việt Nam trên thị trường thế giới

Việt Nam sở hữu một loại ca cao rất độc đáo, đó là có hương vị trái cây và chua nhẹ rất khó tìm. Đây chính là yếu tố có thể giúp ca cao Việt Nam chiếm lĩnh được một thị trường ngách trên thế giới. Từ đó, mục tiêu của ngành ca cao đặt ra là làm sao xây dựng được thương hiệu ca cao Việt Nam trên thị trường thế giới.

Congthuong.vn thông tin, trong khuôn khổ Thỏa thuận đối tác chiến lược trong nông nghiệp Việt Nam - Bỉ, chiều ngày 18/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị Ca cao Việt Nam “Hướng tới xây dựng thương hiệu ca cao Việt Nam độc đáo trên thị trường thế giới”.

1

Phát biểu tại hội nghị, ông Paul Jansen - Đại sứ Bỉ tại Việt Nam - khẳng định, Bỉ là quốc gia dẫn đầu thế giới về năng lực sản xuất cũng như chất lượng của socola và ca cao chính là nguyên liệu quan trọng nhất. Trong khi đó, Việt Nam lại sở hữu một loại ca cao rất độc đáo, đó là có hương vị trái cây và chua nhẹ rất khó tìm. Đây chính là yếu tố có thể giúp ca cao Việt Nam trở thành một sản phẩm độc đáo, chiếm lĩnh được một thị trường ngách thú vị trên thế giới.

Với những tiềm năng như vậy, điều cần làm hiện nay là khai thác thế nào cho hiệu quả và ông Paul Jansen khẳng định Bỉ sẵn sàng hỗ trợ, tạo liên kết cho loại quả này của Việt Nam trên cơ sở 2 nước đã là đối tác chiến lược về nông nghiệp. "Tăng cường hơn nữa việc sản xuất ca cao - nguyên liệu đầu vào cho socola tại Việt Nam với phương thức bền vững và tăng cường thu nhập cho người dân. Đây là vấn đề quan trọng", ông Paul Jansen nói.

2

Còn theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT), hiện nay Việt Nam đang chú trọng tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó tập trung vào sản xuất các sản phẩm có giá trị cao và ca cao là một trong số đó. Theo ông Tuấn, ca cao Việt Nam từng đạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó năm 2015 được ICCO xếp hạng là loại ca cao hảo hạng. Tuy nhiên, sau khi lên đỉnh điểm vào năm 2012 với 25.000, đến nay diện tích ca cao ở Việt nam chỉ còn 5.000ha.

Các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận các thách thức cùng với giải pháp cho sự phát triển của ngành ca cao tại Việt Nam. Đưa ra các khuyến nghị để phát triển chuỗi ca cao - socola nhằm nâng cao giá trị, tăng trưởng và tính bền vững của ngành ca cao tại Việt Nam.... Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp công nghệ để thúc đẩy xây dựng ngành hàng ca cao Việt Nam phát triển bền vững, theo chuỗi giá trị, hướng tới xây dựng thương hiệu ca cao Việt Nam độc đáo trên thị trường thế giới.

Ca cao Việt Nam được người Pháp mang vào Việt Nam từ thế kỷ 19 nhưng không được quan tâm nhiều cho đến tận đầu năm 2000, khi được giới thiệu trở lại với nông dân Việt Nam qua chương trình ca cao do Đại học Nông Lâm phối hợp với Tổ chức Ca cao Quốc tế. Ca cao Việt Nam đã nhận được sự công nhận của quốc tế sau khi giành được Giải thưởng Ca cao Quốc tế năm 2013, và được Tổ chức Ca cao Quốc tế xếp vào loại Ca cao Hảo hạng hoặc Có hương vị vào năm 2015 nhờ hương vị trái cây độc đáo. Với những đặc điểm riêng biệt của ca cao Việt Nam (hương vị hảo hạng, chuỗi giá trị công bằng hơn), ca cao đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong nước và các tổ chức nước ngoài và được các doanh nghiệp trong ngành đặt niềm tin vào tiềm năng của ca cao Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có cơ hội vươn lên trở thành một quốc gia ca cao mới, có thể làm thay đổi hiện trạng của ngành ca cao.

Ngành công nghiệp sô-cô-la đang tiêu thụ hơn 4 triệu tấn hạt ca cao từ khắp nơi trên thế giới, với mức tiêu thụ sô-cô-la tăng trung bình là 5,7%. Trong khi ngành công nghiệp sô-cô-la đang trở nên giàu có hơn năm này qua năm khác thì nông dân trồng ca cao lại không được hưởng lợi đầy đủ và vẫn rất nghèo. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng tại Tây Phi khi phần lớn nguồn cung ca cao (gần 70%) đến từ khu vực này. Nếu các thị trường lớn như EU và Mỹ áp đặt các quy định chặt chẽ hơn, thì sẽ mở ra cánh cửa mới cho các quốc gia có chuỗi cung ứng bền vững để lấp đầy khoảng cách giàu nghèo giữa nông dân trồng ca cao và nhà sản xuất sô-cô-la. Nhu cầu về nguồn ca cao bền vững đang tăng mạnh và Việt Nam có thể đáp ứng trong khi các nước khác phải chật vật để tuân thủ.

Thỏa thuận đối tác chiến lược trong Nông nghiệp Việt Nam – Bỉ được ký kết vào năm 2018, nhấn mạnh tính bền vững của hợp tác song phương trong nông nghiệp. Theo đó, Hội nghị “Hướng tới xây dựng thương hiệu ca cao Việt Nam độc đáo trên thị trường thế giới” được tổ chức nhằm xác định và thảo luận các thách thức cùng với giải pháp cho sự phát triển của ngành ca cao tại Việt Nam. Các nhà chuyên môn, chuyên gia tham gia Hội nghị được mời đóng góp vào khung chính sách và các khuyến nghị để phát triển chuỗi ca cao - sô-cô-la nhằm nâng cao giá trị, tăng trưởng và tính bền vững của ngành ca cao tại Việt Nam; từ nông dân đến nhà sản xuất sô-cô-la với sự hỗ trợ và đóng góp của Chính phủ Việt Nam và các đối tác quan tâm.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công