largeer

Share This Post

SG247

Bé gái ung thư tha thiết xin mạnh thường quân giúp 40 triệu đồng để tiếp tục xạ trị

'28 tia xạ trị, cùng với một số chi phí khác, bệnh viện báo số tiền đóng tạm ứng là 60 triệu đồng. Chúng tôi phải xin cho con được xạ trị kịp thời, tiền sẽ đóng thành các đợt nhỏ. Thế nhưng đến giờ cũng mới vay được 20 triệu. Chúng tôi hết lối thoát rồi', người mẹ run rẩy, chẳng thể kìm được nước mắt.
12
2

Bé Quỳnh Hương là con gái đầu lòng của vợ chồng chị Hà, sinh năm 2012. Chồng của chị là bộ đội, thường xuyên ở đơn vị, đứa trẻ là niềm an ủi và hạnh phúc của chị. Nhưng rồi, khi bé mới lên 3 tuổi, chợt một ngày cánh tay phải của con sưng lên bất thường, gia đình ẵm con đi khám ở nhiều nơi ở địa phương nhưng không ra bệnh. Chị phải đưa con vào TP.HCM thăm khám.

Tại bệnh viện Nhi đồng 2, sau khi mổ sinh thiết, kết quả con bị u sợi thần kinh, lành tính. Từ đó, con phải tái khám định kỳ hằng tháng để bác sĩ theo dõi.

Sau 5 năm duy trì, đến tháng 12 năm ngoái, khối u một lần nữa sưng lên khiến cô bé đau nhức. Lúc này, anh Hiệu, cha của bé đang ở xa không thể về được, mẹ Quỳnh Hương bị trầm cảm nặng sau sinh bé út, chẳng thể chăm sóc con. Một người cậu đứng ra đưa Hương vào thành phố khám lại. Nghe bác sĩ yêu cầu cho con nhập viện ngay, mọi người tá hoả vì số tiền cho ca mổ quá lớn, đành đưa con về nhà.

3

Tháng 5 năm nay, do khối u quá lớn, chị Hà phải gửi con nhỏ mới hơn 1 tuổi ở quê, vay mượn được khoảng 20 triệu đồng để đưa Quỳnh Hương vào thành phố. Lúc này, dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh, chị phải đưa con vào mổ và làm xét nghiệm sinh thiết tại một bệnh viện tư nhân. Kết quả, khối u đã chuyển sang ác tính.

Quỳnh Hương được đưa sang Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để mổ lấy khối u, sau đó chuyển sang Bệnh viện Ung bướu hóa trị. Đến nay con đã vô 4 toa thuốc hóa chất.

Khi bệnh tái phát, Quỳnh Hương đang học lớp 3. Vì không muốn con gái lo lắng, sợ hãi, nên gia đình chị Hà phải giấu bệnh tình của con. Đứa trẻ thường hay hỏi mẹ: “Tại sao con cứ phải vào bệnh viện hoài?”, “Tại sao con bị rụng hết tóc?”… khiến người mẹ phải cố để không bật khóc trước mặt con.

“Tôi phải nói dối con nhiều lần. Nói con bị khối u lành như ngày nhỏ, và con sẽ khỏi bệnh thôi. Tôi cũng động viên con cố gắng để sớm được về nhà. Nhưng bản thân tôi lại vô cùng sợ hãi”, chị Hà tâm sự.

Suốt 5 tháng vừa qua, 2 mẹ con chị chật vật ở thành phố, giữa thời điểm dịch căng thẳng, họ phải chi trả tiền khám bệnh, tiền mướn trọ, tiền đi lại, ăn uống đắt đỏ. Nhưng rồi, sau 4 toa hóa trị, khối u ở tay con vẫn còn. Trong cánh tay còn có dịch, vì vậy, con vừa phải uống thuốc tiêu dịch, vừa được hội chẩn để tiến hạnh xạ trị.

“28 tia xạ trị, cùng với một số chi phí khác, bệnh viện báo số tiền đóng tạm ứng là 60 triệu đồng. Chúng tôi phải xin cho con được xạ trị kịp thời, tiền sẽ đóng thành các đợt nhỏ. Thế nhưng đến giờ cũng mới vay được 20 triệu. Chúng tôi hết lối thoát rồi”, người mẹ run rẩy, chẳng thể kìm được nước mắt.Suốt khoảng thời gian chữa trị cho con, số nợ của gia đình chị đã lên hơn 400 triệu đồng. Hiện tại, người thân quen đã không ai còn khả năng giúp đỡ thêm được nữa.

Trước đây, chị Hà là nhân viên thư viện trong trường học, thu nhập hơn 2 triệu đồng. Cách đây 4 năm, chị mất việc do tinh giản biên chế. Tiền lương của chồng chị may ra chỉ đủ nuôi 4 miệng ăn, chẳng thể gánh nổi chi phí khổng lồ suốt thời gian con gái trị bệnh.

Cô bé đáng thương hiện đã lên lớp 4. Vì chữa bệnh mà con không thể theo lớp học bình thường. Cứ mỗi cuối ngày, chị Hà lại lấy bài giảng của thầy cô để dạy lại cho con. Cánh tay phải của con bị đau chẳng thể viết, chị lại làm cánh tay cho con. Người mẹ nghèo mong ước sao có đủ tiền để con xạ trị đúng tiến trình, để con được về nhà, học tập giống các bạn bình thường.

34

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công