largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Các bác sĩ khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn và hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh truyền nhiễm khi đi du lịch

Làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, nên mang theo các loại thuốc nào, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ?

Cẩn trọng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

PGS Nguyễn Anh Tuấn - trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho biết khi đi du lịch, do không có điều kiện tự chuẩn bị đồ ăn mà phải ăn ngoài tại các nhà hàng, nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.

Lựa chọn những nhà hàng và quán ăn có uy tín và đánh giá cao trên các trang web đánh giá như TripAdvisor hay Yelp.

Tránh ăn những thực phẩm tươi sống, chín không đầy đủ, không rõ nguồn gốc hoặc không được bảo quản đúng cách.

Empty

Bên cạnh đó, nên ăn thực phẩm được nấu chín hoàn toàn và ăn nóng. Điều chỉnh khẩu vị dần dần với thực phẩm địa phương.

Đặc biệt, không nên ăn quá nhiều thực phẩm mới lạ trong một lần. Uống nước đóng chai hoặc nước sôi sạch. Tránh uống nước đá và nước từ vòi hoặc máy lọc nước không đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, nên tìm hiểu về thực phẩm địa phương và các món ăn đặc trưng của địa phương, đặc biệt là những thực phẩm có thể gây kích ứng cho dạ dày.

Theo PGS Tuấn, để phòng bệnh trong chuyến du lịch, nên mang theo các loại thuốc sau:

- Thuốc giảm đau và hạ sốt, ví dụ như paracetamol hoặc ibuprofen.

- Thuốc tiêu hóa: như thuốc trị táo bón hoặc thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống viêm dạ dày.

- Thuốc chống say tàu xe: nếu bạn hoặc người thân dễ bị say tàu xe.

- Thuốc kháng sinh: nếu cần thiết, hãy mang theo một số loại thuốc kháng sinh để trị các bệnh nhiễm trùng.

- Khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn: để phòng chống lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm.

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ đi du lịchGS Nguyễn Xuân Ninh - trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - cho hay nếu có trẻ nhỏ đi cùng, hãy cẩn thận hơn và giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và ăn uống đúng cách.

Trong các chuyến đi, lỗi phổ biến nhất của phụ huynh để cho trẻ bị đói bụng trong khi dạo chơi khắp nơi.

Bên cạnh đó, mất nước, nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm là những vấn đề phổ biến khiến cho trẻ bị táo bón, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa trong khi đi du lịch.

Những lỗi phổ biến trong ăn uống của cha mẹ khi cho trẻ đi du lịch: Sử dụng quá nhiều sản phẩm ăn giặm được chế biến sẵn

Đối với những bé lớn hơn đi du lịch thức ăn lạ và mới cũng là một vấn đề hay gặp của bé, có những bé khi gặp những thức ăn mới lạ thì hấp dẫn kích thích ăn được nhiều hơn.

Tuy nhiên, không nên để cho bé ăn quá nhiều một loại thực phẩm vì có thể bé bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hóa...

Bên cạnh đó, bé không ăn đủ và cân bằng 5 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, dầu mỡ, rau xanh và quả chín, sữa.

Đặc biệt, trẻ uống quá nhiều nước ngọt bởi nước ngọt là nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, đầy bụng, dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Không đảm bảo ăn chín, uống sôi cho trẻ do một số khu du lịch có những món ăn tái, sống do có thể gây rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn tiêu hóa cho trẻ.

Một sai lầm khác, tưởng chừng không liên quan đến việc ăn uống nhưng lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vấn đề ăn uống đó là không rửa tay cho trẻ.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công