largeer

Share This Post

SG247

Cấm cá nhân đầu tư bất động sản ở nước ngoài để ngăn chặn mua quốc tịch?

Bộ Kế hoạch và đầu tư đang lấy ý kiến dự thảo nghị định về đầu tư ra nước ngoài theo hướng ngăn chặn đầu tư bất động sản tại nước ngoài để mua quốc tịch, chống rửa tiền và các cá nhân lợi dụng để tẩu tán tài sản.

Một trong những điểm mới của dự thảo Nghị định này là bổ sung điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản.

Theo đó, điều kiện để đầu tư kinh doanh bất động sản ở nước ngoài là “nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để hạn chế những rủi ro lách luật trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân ở nước ngoài, Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.

Chặn cá nhân mua bất động sản ở nước ngoài để lấy quốc tịch. (Ảnh minh hoạ).

Chặn cá nhân mua bất động sản ở nước ngoài để lấy quốc tịch. (Ảnh minh hoạ).

“Việc quy định điều kiện nhà đầu tư phải là pháp nhân sẽ giúp công tác quản lý nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ trong dự thảo tờ trình.

Theo đó, dự thảo nghị định lần này bổ sung quy định chỉ các doanh nghiệp mới được đầu tư bất động sản tại nước ngoài. Cá nhân sẽ không được đầu tư kinh doanh bất động sản tại nước ngoài. Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhấn mạnh quy định này nhằm tránh tình trạng cá nhân mua bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh.

Theo một lãnh đạo Bộ KH&ĐT, Nghị định 83 về đầu tư ra nước ngoài hiện hành không có hạn chế đối với cá nhân đầu tư ra nước ngoài, trên thực tế một số trường hợp cần phải hạn chế để hạn chế rủi ro về pháp lý, an ninh.

Vì thế trong dự thảo nghị định về đầu tư ra nước ngoài lần này, Bộ KH&ĐT đã bổ sung quy định các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; cán bộ lãnh đạo, quản lý DNNN; người chưa thành niên, người bị hạn chế,mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; các trường hợp khác theo quy định Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Cũng theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, việc bổ sung quy định nêu trên là cần thiết, phù hợp và thống nhất với pháp luật về cán bộ, công chức, lực lượng công an, quân đội. Đồng thời, giúp hạn chế các cá nhân đang "có vấn đề" lợi dụng đầu tư ra nước ngoài để tẩu tán tài sản.

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2020 quy định hoạt động đầu tư ra nước ngoài kinh doanh bất động sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, dự thảo nghị định lần này bổ sung quy định chỉ các DN mới được đầu tư bất động sản tại nước ngoài. Cá nhân sẽ không được đầu tư kinh doanh bất động sản tại nước ngoài. Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhấn mạnh quy định này nhằm tránh tình trạng cá nhân mua bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài thừa nhận quy định như vậy vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn tình trạng lách luật trong đầu tư ra nước ngoài để mua bất động sản qua đó có quốc tịch. Vì thế, dự thảo nghị định về lần này cũng bổ sung thêm các quy định trong cấp phép đầu tư.

Cụ thể, đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài từ 20 tỉ đồng trở lên, không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng, Quốc hội nhưng Bộ KH&ĐT sẽ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cung cấp thông tin về vốn đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp phép, nhà đầu tư có vi phạm quy định quản lý ngoại hối để xem xét trước khi cấp phép.

“Quản lý đầu tư ra nước ngoài thời gian tới sẽ không tập trung quản lý từng dự án mà vì mục tiêu quản lý vĩ mô về ngoại hối, cân đối ngoại hối, phòng chống chuyển tiền sai mục đích, rửa tiền”, vị lãnh đạo Bộ KH&ĐT khẳng định.

Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài dẫn chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đó là các cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Điều 2 Dự thảo Nghị định).

Cụ thể, các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài là Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp…; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; Người chưa thành niên, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính…, đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công