largeer

Share This Post

SG247

Đồng Nai: Mãi nóng chuyện nhà xưởng không phép

Thời gian qua, báo chí đã nói nhiều về tình trạng nhà xưởng không phép, trái phép mọc trên đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đặc biệt đã từng phát hiện cả một khu công nghiệp xây dựng trái phép. Nhưng tình trạng này không giảm mà ngày càng gia tăng, ngay tại xã Hưng Lộc người dân đang xây dựng một công trình nhà xưởng trái phép có quy mô khủng lên đến 22.339,1m2 do bà Lương Thị Bảy đứng tên.

Khu nhà xưởng  của bà Bảy tọa lạc trên 7 thửa đất thuộc tờ bản đồ số 85 bao gồm: các thửa 154, 163, 165, 179, 237, 238, có tổng diện tích 22.339,1m2 chủ yếu là đất nông nghiệp có một phần là đất ở nông thôn. Trong phần diện tích này đã có nhà xưởng được bà Bảy xây dựng từ lâu và đang sử dụng, tuy nhiên hiện nay bà Bảy lại tiếp tục xây dựng, hoàn thiện một nhà xưởng khác cũng trên phần đất này với quy mô rộng 4000m2 bằng kết cấu khung thép, mái tôn... nhưng có nhiều vấn đề như phòng cháy chữa cháy, ô nhiễm môi trường.. thì lại được chủ đất bỏ ngỏ.

Empty
Empty
Empty
Kết cấu khung sắt mái tôn

Kết cấu khung sắt mái tôn

Empty
Empty
Một công trình nhà xưởng khủng đang được xây dựng trên diện tích 4000m2 đất nông nghiệp

Một công trình nhà xưởng khủng đang được xây dựng trên diện tích 4000m2 đất nông nghiệp

Vậy bà Lương Thị Bảy là ai mà có thể ngang nhiên thu gom một số lượng lớn đất nông nghiệp lên đến gần 2,3ha như vậy? Đồng thời lại có thể xây dựng nhà xưởng không cần xin cấp phép?

Untitled

Qua quan sát thực tế khu nhà xưởng của bà Bảy trú tại khu phố Lập Thành, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, xen lẫn trong khu dân cư tọa lạc trên 7 thửa đất thuộc tờ bản đồ số 85 bao gồm: các thửa 154, 163, 165, 179, 237, 238, có tổng diện tích 22.339,1m2. Tuy nhiên chủ đất đã không quan tâm đến công tác phòng chống cháy nổ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí…, Rác thải thậm chí là nước thải. Nhiều khu vực vẫn đang trong quá trình xây dựng  nên rất bụi bặm,  lượng xe tải trọng lớn chở nguyên vật liệu ra vào tấp nập gây mất an toàn giao thông… Trong khi đó nhà xưởng luôn trong tình trạng vừa sử dụng vừa tiếp tục xây dựng nên khó có thể động bộ với hạ tầng cơ bản. Đồng thời gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng cửa người lao động.

Hạ tầng không đồng bộ

Hạ tầng không đồng bộ

Có thể thấy việc xây dựng nhà xưởng không phép, trái phép trên đất nông nghiệp không chỉ xảy ra trên địa bàn xã Hưng Lộc Huyện Thống Nhất mà diễn ra ở nhiều địa phương khác của tỉnh Đồng Nai, điền hình như ở P.Phước Tân (TP Biên Hòa). Trước đó Tạp chí Thường hiệu và Công luận từng có bài phản ánh: Xây dựng không phép, sai phép ở Phước Tân - Vì sao 'con voi vẫn chui lọt lỗ kim'? qua đó phản ánh về tình trạng nhà xưởng, kho bãi tập kết, gara ô tô, nhà hàng mọc lên san xát trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, cây hằng năm thậm chí là đất lúa nhất là dọc tuyến đường tránh Võ Nguyên Giáp. Rất nhiều cá nhân đã thu gom đất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm sau đó dựng nhà xưởng sản xuất kinh doanh.

Cá biệt có trường hợp như bà Lê Thị Thúy Hoa có hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM, bà Hoa sở hữu gần 30 thửa đất tại các tờ bản đồ số 16, 18, 29, 30, 37. Trong đó tại tờ bản đồ số 30 có đến 16 thửa đất ( 139, 141, 150, 152, 41, 132, 189, 131, 138, 140, 142, 151, 19, 174, 188, 58 ) thuộc quyền của bà Hoa. Những thửa này có diện tích lên đến hàng ngàn m2 chủ yếu là đất trồng cây hằng năm… Trên phần đất này bà Hoa đã xây dựng nhiều nhà xưởng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

2 thửa 416, 417 tờ 99 có diện tích 1.232 m2 là đất ở đô thị, đất trồng cây hằng năm khác nhưng cũng mọc lên một nhà xưởng hoành tráng liên tục treo biển tuyển công nhân lao động... (Ảnh: HD)

2 thửa 416, 417 tờ 99 có diện tích 1.232 m2 là đất ở đô thị, đất trồng cây hằng năm khác nhưng cũng mọc lên một nhà xưởng hoành tráng liên tục treo biển tuyển công nhân lao động... (Ảnh: HD)

Tương tự là ông Tống Văn Vinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cũng giống bà Hoa, ông Vinh cũng sở hữu hàng chục ngàn m2 đất nông nghiệp để xây nhà xưởng, trong đó có thửa 74, tờ 30 có diện tích 8.274 m2 đất lúa, tờ 30 thửa 117 có diện tích 9.178 m2 đất trồng cây hằng năm khác và tờ 18 có 2 thửa 19, 24, tờ 30 thửa 147 là đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm khác. Ông bà Phan Thanh Phương và Võ Thị Nguyệt Nga hộ khẩu thường trú tại TP.HCM cũng sở hữu hàng ngàn m2 đất trồng cây hằng năm tại tờ số 30 với các thửa 121, 70, tờ số 33 thửa 263, và tờ 93 thửa số 48.

Không kém cạnh, ông Trần Công Dân trú tại Biên Hòa, Đồng Nai cũng kịp sở hữu hàng ngàn m2 đất lúa xây nhà xưởng tại tờ số 30 thửa 122 với diện tích 4.478,3 m2 và cũng tại tờ bản đồ số 30 ông Dân còn sở hữu thêm các thửa 130, 145, 146, 148 và 190.

Nhà xưởng xây dựng trái phép ở Phước Tân

Nhà xưởng xây dựng trái phép ở Phước Tân

Tại thửa đất cố 75 tờ 30 với 8.249 m2 đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm của bà Lê Thị Quyết trú tại Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai cũng đang hiện hữu một nhà xưởng. Ngoài ra bà Quyết còn sở hữu hàng loạt thửa đất tại tờ 29 thửa 104, 110, 113, 112, 111…

Không chỉ những cá nhân trên mà ở Phước Tân còn có hàng trăm ngàn m2 đất nông nghiệp khác tại các tờ số 37, 17, tờ số 57, 59 và tờ số 36 đang được các cá nhân thu gom, xây dựng xưởng sản xuất thậm chí là phân lô bán nền, điều này đang khiến Phước Tân đang bị băm nát, phá vỡ quy hoạch...

Trở lại với câu chuyện của bà Lương Thị Bảy ở xã Hưng Lộc, bà Bảy đã xây dựng nhiều nhà xưởng trên phần đất nông nghiệp trong đó đã có những nhà xưởng đang sử dụng của các công ty như Công ty TNHH Phân bón-Vận tải Thanh Thanh Tuấn, Công ty TNHH Khoa kỹ sinh vật Thăng Long, Công ty TNHH Quốc tế Thăng Long... Đồng thời bà này vẫn đang tiếp tục xây dựng trên phần đất rộng 4000m2 một nhà xưởng không phép với kết cấu khung thép mái tôn. Đáng nói diện tích đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, nằm giữa khu vực dân cư tập trung, gây bất bình trong nhân dân. Một người dân trong khu vực bức xúc: "Việc bà Bảy xây dựng nhà xưởng ngay trong khu dân cư dù để sản xuất mặt hàng gì đi nữa, thì cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Chúng tôi không biết nguồn nước thải của cơ sở sẽ thoát đi đâu, khi xung quanh đều là nhà dân và phía trước là đường ĐT 769 nối liền Long Thành với Dầu Giây đây cũng là cửa ngõ kết nối với sân bay quốc tế Long Thành.

Được biết việc xây dựng nhà xưởng trái phép trên đất nông nghiệp của bà Bảy đã vi phạm điểm D, khoản 1, điều 9 và điều 13 của Nghị định 182/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và điểm b, khoản 1, điều 6 và khoản 1, điều 7 của Nghị định 126/NĐ-CP ngày 26-5-2004, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng". Nhưng có lẽ số tiền xử phạt không thấm tháp vào đâu so với lợi nhuật thu được khiến bà Bảy bất chấp để xây dựng.

Dư luận cũng cho rằng, một khu nhà xưởng với diện tích lớn như vậy vẫn đang tiếp tục xây dựng mở rộng và hoàn thiện trên đất nông nghiệp, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không có giấy phép xây dựng tại sao chính quyền xã Hưng Lộc lại không có động thái ngăn trở nào? Phải chăng có sự bảo kê, nhắm mắt làm ngơ cho sai phạm?

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công