largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Đừng đùa với rau má Thanh Hoá: Những 6 triệu đồng/kg

Bột rau má cũng có thể xuất khẩu với giá 6 triệu đồng/kg. Rất “bá đạo”, khi mà cây trái nông sản - 90% xuất khẩu dưới dạng thô, hoặc ế ê hề phải đổ bỏ cho bò ăn hoặc kẹt cứng ở cửa khẩu.

90% là con số, được đưa ra bởi Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan.

Bộ trưởng Hoan cũng nói thêm: “Nhìn những xe nông sản phải hạ xuống bán tại chỗ với giá rẻ, hoặc đổ bỏ để quay đầu, tôi rất đau xót”.

Giải pháp, theo Bộ trưởng, là sớm triển khai một kiểu Trung tâm giao dịch hàng hóa, nông, lâm, thủy sản Châu Á - Thái Bình Dương ở Móng Cái, theo hình thức xã hội hóa.

Rồi, tuỳ thức độ hiệu quả để “cân nhắc, xem xét triển khai các tổ hợp tương tự tại Lạng Sơn, Lào Cai...”.

Rau má Thanh Hoá từng được trồng thuỷ canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, và nay, ở ngay Thanh Hoá, được nuôi trồng xuất khẩu sang Nhật với cái giá không tưởng. Ảnh: Tạ Quang

Rau má Thanh Hoá từng được trồng thuỷ canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, và nay, ở ngay Thanh Hoá, được nuôi trồng xuất khẩu sang Nhật với cái giá không tưởng. Ảnh: Tạ Quang

Ông Hoan cũng thẳng thắn rằng đó chỉ là biện pháp ngắn hạn.

Vậy thì dài hạn là gì?

Câu trả lời đã có ở Bắc Giang, khi vải quả chất lượng tuyệt hảo được kiểm soát chặt chẽ - xuất khẩu sang Nhật với cái giá không tưởng. Gấp hàng chục lần so với giá nội địa.

Sáng nay, trên Vietnamnet có bài viết về một “nông dân cổ cồn” Nguyễn Ngọc Tân ở Quảng Xương, Thanh Hoá với “rau má xuất khẩu”.

Vâng, bạn không đọc lầm, đây cũng không phải là tin vịt. Đó chính là rau má Thanh Hoá, được trồng để xuất khẩu sang Nhật với giá 6 triệu đồng/kg.

Trong bài báo có tới 3 chi tiết rất “đắt”: Tân đã phải thuyết phục rất kỳ công và kiên nhẫn để 84 hộ dân tin tưởng giao đất cho mình làm “nông nghiệp hiện đại”. Khi xin giấy phép để triển khai dự án “nông nghiệp công nghệ cao”, vị Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quảng Xương còn lần lữa mãi không ký. Thậm chí khi tới ngân hàng, Tân bị từ chối cho vay thẳng thừng khiến anh sau đó phải bán tất cả, từ nhà cửa, xe cộ, thậm chí cả điện thoại để “chơi lớn”.

3 chi tiết, nhưng chỉ có một “mẫu số chung”: Tất cả đều nghi ngờ, lo ngại rủi ro trước cách làm chưa từng có tiền lệ.

Câu hỏi đặt ra: Vậy thì tiền lệ là gì?!

Là trồng những thứ ai cũng từng trồng. Để rồi được mùa rớt giá. Để đến hẹn lại tắc, lại nghẽn.

Nuôi trồng những thứ thị trường cần, và hướng tới hàng hoá nông sản, thay vì những gì mình có... xem ra vẫn là một tư duy rất cố hữu, ở cả người nuôi trồng, ở cả các nhà quản lý, và ở cả người nắm giữ nguồn vốn.

Đây cũng chính là câu trả lời cho con số 90% xuất khẩu thô.

Sự thay đổi trong tư duy quản lý điều hành, trong tư duy nuôi trồng nông nghiệp... có lẽ mới chính là kế sách lâu dài, là chìa khoá để thoát khỏi sự lệ thuộc vào một vài thị trường, để giảm tỉ lệ 90%, và để chấm dứt câu chuyện bị o ép ở biên giới.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công