largeer

Share This Post

SG247

Hiệp Hòa (Đồng Nai): Mua đất lúa cất nhà, liệu có với tới ‘giấc mơ an cư’

Nhu cầu mua nhà đất giá rẻ ở Đồng Nai ngày càng tăng cao khi mà dòng người đổ về địa phương này làm việc ngày càng nhiều. Có cầu thì ắt có cung, vậy lấy đâu ra đất để bán nền vì đất đâu có tự sinh ra. Vậy lấy đâu ra đất để phân lô giá rẻ, nếu không cắt rừng sản xuất, xẻ đất lúa để phân lô, thì đầu nậu nào dám “bao rẻ”. Nhưng thói đời, của ‘rẻ là của ôi’ công nhân nghèo nhắm mắt mua đất với giấc mơ ‘an cư’ nhưng thực tế, nhà đâu không thấy chỉ thấy tiền mất tật mang, làm giàu bất chính cho đầu nậu.

Thực trạng mua đất giá rẻ mà không thể xây dựng nhà ở, người mua rơi vào tình trạng “trắng tay” đang hiện diện trên khu đất tại tờ bản đồ số 7, các thửa 80, 30, 31, 32, 33, 38, 39, 40, 41 phường Hiệp Hòa (Biên Hòa- Đồng Nai). Trước đây, khu đất này là một trong những đồng lúa rộng mênh mông, cung cấp lương thực cho người dân. Nhưng từ khi các khu công nghiệp, khu chế xuất xuất hiện cùng với đó là lượng công nhân từ nhiều nơi đổ về Đồng Nai có nhu cầu mua đất giá rẻ để an cư lạc nghiệp thì thửa đất này nhanh chóng rơi vào kế hoạch kiếm tiền của chủ đầu tư bằng việc làm đường, nối điện, phân lô, bán nền, thu lợi. Tuy nhiên, chủ đầu tư mới chỉ thực hiện được việc làm đường, xây dựng cống thoát nước đang dang dở thì bị “đứt gánh giữa đường” và chưa thể thực hiện tiếp kế hoạch kiếm tiền như đã định.

Theo tìm hiểu được biết khu đất nêu trên rộng 8.789,1m2. Trong đó, thửa 80 có diện tích 2.005,9m2 đất trồng lúa nước còn lại do bà Nguyễn Ngọc Minh Trang là chủ sử dụng; thửa 30 có diện tích 482,6m2 đất ở nông thôn kết hợp với đất trồng lúa còn lại do ông Trần Văn Hương là chủ sử dụng; thửa 31 có diện tích 1.692,7m2 đất ở đô thị kết hợp với đất trồng lúa nước còn lai do ông Trần văn Hương là chủ sử dụng; thửa 32 có diện tích 246,4m2 đất trồng lúa do ông Trần văn Mạnh là chủ sử dụng; thửa 33 có diện tích 175,6m2 đất trồng lúa do ông Đoàn Văn Toán là chủ sử dụng; thửa 38 có diện tích 1.464,9m2 đất trồng lúa nước do ông Trần Văn Mạnh, Trần Văn Thịnh, Phan Văn Nam là chủ sử dụng; thửa 39 có diện tích 544,3m2 do ông Đào Khắc Hưởng, bà Vũ Thị Liên là chủ sử dụng; thửa 40 có diện tích 1283,5 m2 đất trồng lúa nước do các ông Đoàn văn Toán, Đặng Thái Cường, Vũ Thế Anh, Trần Thị Tú Trinh, Trần Mạnh Quang là chủ sử dụng; thửa 41 có diện tích 893,2m2 đất trồng lúa do ông Hà Nam là chủ sử dụng.

Trong vai người mua đất, người viết vô tình bắt chuyện với bà T, một người dân đang chăn thả đàn bò trên khu đất cho biết: trước kia khu đất là cánh đồng lúa, nhưng một vài năm trở lại đây đã được đầu tư làm đường, phân lô bán nền với giá 400-700 triệu/nền. Năm trước thì nhiều người đến xem và đặt cọc vì giá cũng “mềm” lại “bao” xây dựng. Sau khi làm đường bê tông xong thì bỏ hoang, không thấy ai xây nhà gì cả. Tuy nhiên trên đất vẫn để biển đăng bán nhưng chả ai ngó ngàng đến việc mua đất đây nữa vì là đất lúa đâu có xây dựng gì được.

Tuy nhiên trái ngược với lời người chăn bò, một còn cò đất tên T. lại cho hay: khu đất này đã bán gần hết rồi, nhiều người mua lắm, đã đặt cọc nhưng nay vẫn chưa xây nhà vì đang chờ kéo điện xong là giao nền luôn.

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Làm đường bê tông, một số cống thoát nước đã đậy nắp bằng sát trên đất trồng lúa

Làm đường bê tông, một số cống thoát nước đã đậy nắp bằng sát trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Con đường bê tông được xây dựng trên đất trồng lúa

Làm đường bê tông và hệ thống thoát nước đặt dọc theo đường bê tông tren đất lúa

Làm đường bê tông và hệ thống thoát nước đặt dọc theo đường bê tông tren đất lúa

Cống thoát nước đã được đậy nắp dọc theo đường bê tông. Bảng bán đất vẫn đang căm trên khu đất

Cống thoát nước đã được đậy nắp dọc theo đường bê tông. Bảng bán đất vẫn đang căm trên khu đất

Một số cống thoát nước nay đã mọc rêu, lá phủ dày

Một số cống thoát nước nay đã mọc rêu, lá phủ dày

Một số cống thoát nước nay đã mọc rêu, lá phủ dày

Một số cống thoát nước nay đã mọc rêu, lá phủ dày

Qua tìm hiểu, đây vẫn chỉ là khu đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng. Đồng thời cũng không nằm trong quy hoạch một dự án xây dựng nào do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng được chủ đất “hào phóng” xuống tiền đầu tư hai con đường bê tông rộng khoảng 8m. Trong đó, một con đường chạy dọc theo các thửa 30, 31, 32, 38, 39 và một đường bê tông khác chạy qua các thửa 40, 41, 37, 33, 80. Bên cạnh đó, theo hai tuyến đường này là hệ thống thoát nước gần như đã hoàn thiện. Một số cống thoát nước đã có nắp đậy bằng sắt, còn lại thì được che bằng lá cây và rêu phủ dày từng lớp. Ngoài những công trình này ra thì khu đất vẫn là khoảng “không gian lý tưởng” để chăn thả gia súc mặc dù trước đó khu đất được giới ‘cò’ rần rần quảng cáo bao xây dựng để người mua xuống tiền.

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa được giới cò giới thiệu là đã bán gần hết

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa được giới cò giới thiệu là đã bán gần hết

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Chăn thả gia súc trên khu đất trồng lúa đã được chủ đầu tư làm đường, cống thoát nước và rao bán

Người đặt cọc “khu đất vàng” này chắc hẳn đang trong giai đoạn chờ chủ đầu tư “bao” xây dựng như lời hứa. Việc chờ đợi này chẳng khác gì chờ “thượng đế ban ơn”. Bởi, theo quy định của pháp luật thì đất trồng lúa không được phép chuyển nhượng cho người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, trên khu đất trồng lúa này cũng sẽ không có bất kỳ công trình nào được xây dựng nếu cơ quan chính quyền hành xử đúng luật.

Vậy số tiền đặt cọc của những người mua đất sẽ về túi ai? Khi khu đất không được “bao” xây dựng như lời hứa của chủ đầu tư thì người mua sẽ tay trắng vì tiền chẳng có cánh mà bay vào túi của chủ đầu tư, còn đất vẫn nằm nguyên nơi đây với mục đích là trồng lúa mà không phải là để ở.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công