largeer

Share This Post

SG247

Hiệp Hòa (Đồng Nai): Xây dựng trái phép trên đất lúa, ao, rạch bị xử lý thế nào?

Tình trạng xây dựng công trình trên đất lúa, lấn rạch, lấn sông đang diễn ra phổ biến tại Cù Lao Hiệp Hòa (nay là phường Hiệp Hòa, Tp.Biên Hòa) gây bức xúc dư luận. Một trong những số đó phải kể đến khu đất nông nghiệp thuộc tờ 25, gồm 11 thửa (97, 105, 110, 103, 88, 72, 82, 59, 153, 104, 7006, hành vi xây dựng trái phép này đang được các chủ sử dụng đất thực hiện công khai giữa thanh thiên bạch nhật bất chấp quy định pháp luật.

Qua quan sát thực tế của người viết, ngay tại các thửa đất thuộc tờ bản đồ số 25, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai đang hình thành một công trình xây dựng đồ sộ cụ thể như: thửa 97 có diện tích diện tích 16.659m2 đất nuôi trồng thủy sản do bà Hoàng Thị Bích là chủ sử dụng.Trong đó ông Hồ Hậu và bà Nghiêm Thị Thu Huyền là chủ sử dụng 3 thửa gồm: thửa 88 có diện tích 695,8m2 đất trồng lúa nước; thửa 72 có diện tích 1.058,1m2 đất trồng lúa nước còn lại; thửa 153 có diện tích 558,8m2 đất ở tại đô thị, đất trồng cây lâu năm.

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng công trình bề thế nêu trên, ông bà Hồ Hậu và Nghiêm Thị Thu Huyền còn sử dụng phần diện tích tại các thửa đất số 105 468,2m2 đất trồng lúa nước còn lại); thửa số 110 (181,6m2 đất nuôi trồng thủy sản); thửa 103 (596,5m2 đất trồng lúa nước còn lại); thửa 104 (272,8m2, loại đất trồng cây lâu năm); thửa 82 (3.761,1m2 đất trồng lúa nước còn lại); thửa 59 (1.895,6m2 đất trồng lúa nước còn lại), những thửa này đều thuộc tờ bản đồ số 25 để san lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng này thêm hoành tráng.

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

San lấp tạo mặt bằng làm khuôn viên cho công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Không chỉ đất lúa bị chiếm dụng mà một con rạch lớn thuộc thửa 7006 tờ bản đồ 25 dùng để phục vụ tưới tiêu cho khu vực cũng bị chủ đầu tư san bằng làm đường đi vào công trình.

Con rạch bị san lấp làm đường đi vào công trình xây dựng trái phép

Con rạch bị san lấp làm đường đi vào công trình xây dựng trái phép

Con rạch bị san lấp làm đường đi vào công trình xây dựng trái phép

Con rạch bị san lấp làm đường đi vào công trình xây dựng trái phép

Con rạch bị san lấp làm đường đi vào công trình xây dựng trái phép

Con rạch bị san lấp làm đường đi vào công trình xây dựng trái phép

Con rạch bị san lấp làm đường đi vào công trình xây dựng trái phép

Con rạch bị san lấp làm đường đi vào công trình xây dựng trái phép

Cổng vào công trình xây dựng

Cổng vào công trình xây dựng

Bà H, một người dân nói: “Cả khu đất này trước đây đều là đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, trũng thấp nhưng nay không hiểu vì sao lại có một công trình hoành tráng với khuôn viên bao la mọc lên ngay trên một phần ao cá và khu vực đất nông nghiệp. Có con rạch nhỏ để thoát nước cũng bị chủ đầu tư công trình này lấp kín để làm lối đi”

Theo quy định của pháp luật, việc người dân sử dụng đất không đúng mục đích đã bị pháp luật nghiêm cấm tại khoản 3 Điều 12 Luật đất đai 2013, tuy nhiên chủ sử dụng đất ở đây mà cụ thể là bà Bích, ông Hậu và bà Huyền vẫn ngang nhiên xây dựng trái phép công trình giữa thanh thiên bạch nhật bất chấp pháp luật.

Căn cứ Điều 11, Nghị định 91/2019, hành vi sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị phạt tiền từ 6 - 400 triệu đồng đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu, nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, việc xây dựng công trình trên diện tích đất nông nghiệp không được phép sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng, buộc tháo dỡ công trình, hoặc tháo dỡ phần công trình vi phạm buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất theo quy đinh tại khoản 5, Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Ngoài ra, tại thửa 97 thuộc loại đất nuôi trồng thủy sản, hiện trạng là một ao cá lớn do bà Hoàng Thị Bích được Nhà nước cho thuê, thời hạn thuê đến ngày 29/01/2013. Tuy nhiên, bà Bích đã không sử dụng đất đúng mục đích mà còn công khai xây dựng bờ kè bằng bê tông lấn chiếm một phần diện tích ao để san lấp tạo mặt bằng xây dựng công trình. Hành vi san lấp ao đã làm biến dạng địa hình, khiến diện tích bị san lấp không thể sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản theo mục đích ban đầu của thửa đất.

Công trình xây dựng lấn chiếm, san lấp một phần ao tại thửa 97 tờ 25 thuộc phường Hiệp Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng lấn chiếm, san lấp một phần ao tại thửa 97 tờ 25 thuộc phường Hiệp Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng lấn chiếm, san lấp một phần ao tại thửa 97 tờ 25 thuộc phường Hiệp Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng lấn chiếm, san lấp một phần ao tại thửa 97 tờ 25 thuộc phường Hiệp Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng lấn chiếm, san lấp một phần ao tại thửa 97 tờ 25 thuộc phường Hiệp Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai

Công trình xây dựng lấn chiếm, san lấp một phần ao tại thửa 97 tờ 25 thuộc phường Hiệp Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai

Theo quy định tại điều 15, Nghị định 91/2019, người có hành vi cố ý hủy hoại đất đai bao gồm làm biến dạng địa hình, suy giảm chất lượng đất sẽ bị xử phạt từ 2 - 150 triệu đồng, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất. Mặt khác, tại điểm b, khoản 1, Điều 64 Luật đất đai 2013 quy định, người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi đất.

Đồng thời, hành vi lấn chiếm, san lấp ao hồ nằm trong danh mục ao, hồ không được phép san lấp do cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ bị phạt từ 30-40 triệu đồng, buộc khôi phụ lại tình trạng ban đầu theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP

Không chỉ vi phạm việc sử dụng đất nông nghiệp mà chủ đầu tư công trình còn ngang nhiên san phẳng con rạch để làm đường đi vào khu vực xây dựng công trình.

Hành vi san lấp rạch gây thu hẹp dòng chảy từ 50% mặt cắt ngang rạch trở lên không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận sẽ bị xử phạt từ 40-250 triệu đồng, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

Có thể thấy quy định của pháp luật rất rõ ràng trong việc xử lý các hành vi vi phạm trên đất nông nghiệp, lấn chiếm, san lấp ao, hồ không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Vậy vì sao người dân vẫn “điếc không sợ súng” thậm chí ngang nhiên xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp?. Và nếu chính quyền phường Hiệp Hòa ra quân xử lý làm đúng quy định của pháp luật thì những công trình xây dựng trái phép này liệu có được tồn tại?

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công