largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Mắt ngứa liên tục sưng to, phù nề, gần như tắt thở sau 30 phút ngậm thuốc Strepsils

Một facebook đã chia sẻ câu chuyện mình suýt không qua khỏi sau 30 ngậm chỉ một viên duy nhất thuốc Strepsils, thì xuất hiện triệu chứng hắt hơi sổ mũi, rồi hai con mắt ngứa liên tục và bắt đầu sưng to, phù nề. Ngồi một chút thì đường thở qua lỗ mũi gần như bị tắt hoàn toàn, chỉ thở được bằng miệng.

Cụ thể facebook Võ Đức Phúc ngày 13/5 có chia sẻ câu chuyện của bản thân từng suýt chết vì ngậm loại thuốc Strepsils.

14
Ảnh chụp màn hình facebook Võ Đức Phúc.

Ảnh chụp màn hình facebook Võ Đức Phúc.

"Mệ suýt chết vì một viên thuốc của vỉ thuốc này. Cháu trai của mệ ở Đà Nẵng cũng suýt về chầu ông bà. Nên mệ buộc lòng phải có trách nhiệm cảnh báo cho người sử dụng, kẻo biết mà không nói thì mang tội. Hôm kia trên đường ra sân bay Tân Sơn Nhất, mệ nói tài xế grab dừng lại một tiệm thuốc tây trên đường Hồng Hà để mua vỉ thuốc ngậm sát khuẩn đau họng. Lâu nay, mệ ngậm loại thuốc Strepsils này bình thường không có vấn đề gì cả, thậm chí còn thích thú ngậm liên tục như ngậm kẹo vì nó vừa ngon vừa sát khuẩn họng. Nhưng không hiểu vì sao hôm đấy ngậm chỉ một viên duy nhất, khoảng 30 phút sau thì xuất hiện triệu chứng hắt hơi sổ mũi, rồi hai con mắt ngứa liên tục và bắt đầu sưng to, phù nề. Ngồi một chút thì đường thở qua lỗ mũi gần như bị tắt hoàn toàn, chỉ thở được bằng miệng. Biết bệnh cơ địa dị ứng nên mệ uống liền 1 viên thuốc dị ứng hàm lượng 10mg Certirizine.

Bình thường nếu hắt hơi sổ mũi liên tục khi ăn phải thức ăn có bột ngọt hoặc hóa chất nào đó khiến cơ thể phản ứng lại thì mệ chỉ cần uống 1 viên dị ứng duy nhất rồi ngồi chờ nó tan triệu chứng. Nhưng lần này bị rất nặng. Ngồi trong phòng chờ máy bay, mệ linh cảm chuyện chẳng lành, nếu lên máy bay trong tình trạng tắt đường thở thì vài hôm sau sẽ ngồi trên bàn thờ ngắm gà khỏa thân mất thôi. Mệ lập tức chạy ra ngoài, xác định nếu không quay lại kịp để lên máy bay thì bỏ vé để duy trì tính mạng. Không kịp đón taxi, mệ chạy nhanh ra ngoài ngoắc tay vẫy vẫy cậu grab bike rồi nhảy tót lên xe ra hiệu đi nhanh để ra tiệm thuốc tây mua viên thuốc dị ứng liều cao cắt cơn phù nề, không thì nó tắt luôn đường miệng thì xác định là toi không kịp ngáp. Lúc đó miệng không nói được vì đang thở, mệ chỉ kịp nói vội từ "cứ đi". Cậu grab bike không hiểu mô tê răng rứa gì, chỉ thấy cái mặt sưng phù, hai con mắt lồi như hai quả trứng gà dán lên mặt là hãi hùng rú ga chở mệ đi. Tới tiệm thuốc tây, mệ chỉ vào mặt và chỉ nói được từ "dị ứng", rồi ngưng nói để thở. Nhỏ bán thuốc lấy ra một đống thuốc dị ứng, mệ chụp vội vỉ Medrol 16mg nhai liền một viên, nuốt ực xong mới yên tâm uống chai nước rồi tiếp tục thở bằng miệng. May mắn chưa tới số ngồi ngắm gà khỏa thân, mệ kịp thời uống thuốc dị ứng liều cao mới qua khỏi. Trước đó, nhờ nhanh trí uống kịp 1 viên dị ứng 10mg rồi, không thì chắc đỡ không kịp. Khi lên máy bay rồi, mệ vẫn không nghĩ bị dị ứng vì vỉ thuốc Strepsils này, chỉ phán đoán trong lòng, chắc là do sáng sớm ăn bát miến gà trúng bột ngọt, thầm trách bà bán miến sao cho bột ngọt nhiều thế. Nhưng không phải, mệ cầm vỉ thuốc Strepsils ra Đà Nẵng rồi bỏ quên trong phòng ngủ của chị gái. Giờ về SG rồi, nghe chị điện vào hớt hãi báo đứa cháu mặt mày phù nề y chang mệ, thở không được, hai mắt lồi như hai quả trứng gà. Hỏi ra mới biết cháu mệ thấy vỉ thuốc Strepsils để quên liền lấy ngậm 1 viên, lâu nay cháu vẫn ngậm loại này mà không bị gì nên tự tin lấy ngậm. Ai ngờ suýt chết.Không hiểu vỉ thuốc này là thuốc giả hay là thuộc dòng khác gây dị ứng phù nề. Mệ cảnh báo để các 8 né xa trừ khi không muốn tiếp tục sống nữa. Nếu không biết để kịp thời uống thuốc mà đi cấp cứu đường xa, kẹt xe thì nguy cơ ngồi trên bàn thờ ngắm gà khỏa thân rất cao."

Ngay lập tức bài viết đã nhận hàng nghìn like, hơn 600 bình luận cùng gần 800 chia sẻ của CĐM.

Đa số CĐM đều tỏ ra lo lắng, chia sẻ trải nghiệm của mình khi sử dụng thuốc ngậm này.

"Mình cũng từng ngậm loại kẹo này, trong thành phần kẹo ngậm có chứa Profen, 15 phút sau mình phải vào bệnh viện chích thuốc giải vì dị ứng phù nề mặt. Các bạn có tiền sử dị ứng thuốc nhớ cẩn thận đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng nha!"

"Bị phản ứng phản vệ ,( sốc thuốc ) do thuốc ngậm strepsil. Trường hợp này pải đến ngay cơ sở yte gần nhất. Thuốc chống sốc đầu tay ( sống còn ) là : Adrenaline. Còn thuốc kháng histamine ( giảm ngứa) Certirizin 10mg và thuốc kháng viêm ( medron 16mg ) đều là phụ gia thôi. Trường hợp này pải bỏ chuyến bay để bảo toàn tính mạn. Mong mắn cho Chị đó.."

"Bất kể thuốc tây gì e cũng k tựÝ sdụng. May quá. Chưa bao h thích ngậm mấy đồ kẹp ngậm này"...

Trước đó, bé trai 10 tuổi bị sốc phản vệ sau khi ngậm một viên thuốc Strepsils. Cụ thể, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu cho một bé trai, bị sốc phản vệ độ I sau khi ngậm một viên thuốc Strepsils.Theo gia đình kể lại, khoảng 21h ngày 19/3, bé trai có ngậm một viên thuốc Strepsils, sau khi ngậm thuốc khoảng 30 phút xuất hiện khàn tiếng, sưng nề vùng mắt hai bên, nổi ban đỏ nhẹ quanh mắt, ngứa.

Ngay khi bé có biểu hiện bất thường, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cấp cứu.

Tiếp nhận với các triệu chứng điển hình, các bác sĩ nhận định bé trai bị phản vệ mức độ I và lập tức cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Sau khi tiêm Adrenaline đường bắp (thuốc chống sốc phản vệ) hai mắt và môi vẫn sưng nề.Khoảng 20 phút sau cấp cứu, bé trai dần ổn định và chuyển điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện.

Theo các bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương, tình trạng phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như: ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm... người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương toàn bộ bệnh nhân có tiền sử phản vệ đều được khai thác kĩ và cấp thẻ dị ứng trên đó có ghi rõ các dị nguyên đã ghi nhận gây phản vệ cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần mang theo thẻ dị ứng này 24/24 trên người để giúp các bác sĩ hiểu rõ về tiền sử bệnh của mình khi đi khám, điều trị bệnh.

Nguồn: Facebook Võ Đức Phúc

Cre:siri34

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công