largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Người tiêu dùng Việt Nam cảnh giác với loại bơ đậu phộng Jif bị thu hồi nghi nhiễm khuẩn Salmonella

 Sản phẩm bơ đậu phộng Jif được rao bán nhiều trên một số trang bán hàng phổ biến tại Việt Nam, do đó người tiêu dùng nên thận trọng và chú ý cách kiểm tra xem sản phẩm mình mua có thuộc diện thu hồi không.

1. Thu hồi nhiều sản phẩm bơ đậu phộng Jif nghi nhiễm khuẩn Salmonella

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cùng với CDC Hoa Kỳ và một số tổ chức địa phương đang điều tra một đợt bùng phát nhiễm khuẩn Salmonella ở nhiều nơi liên quan đến một số sản phẩm bơ đậu phộng Jif được sản xuất tại cơ sở của Công ty JM Smucker ở Lexington, Kentucky. Theo FDA, các sản phẩm bơ đậu phộng Jif có liên quan đến 14 ca bệnh, trong đó có hai trường hợp nhập viện.

Bơ đậu phộng Jif vừa được Công ty JM Smucker tự nguyện thu hồi sản phẩm với nhiều kích cỡ và chủng loại sản phẩm bơ đậu phộng Jif do lo ngại rằng các sản phẩm này có khả năng bị nhiễm khuẩn Salmonella. Đáng chú ý là các loại sản phẩm bơ đậu phộng Jif được rao bán trên nhiều trang bán hàng tại Việt Nam.

Ảnh chụp màn hình một trang web chỉ dẫn các trang bán sản phẩm bơ đậu phộng Jif.

Ảnh chụp màn hình một trang web chỉ dẫn các trang bán sản phẩm bơ đậu phộng Jif.

FDA, CDC và các tổ chức liên quan đang tiếp tục điều tra sự bùng phát này. Theo đánh giá của CDC về thông tin dịch tễ học, có 5 người đã báo cáo đã tiêu thụ các loại bơ đậu phộng khác nhau của nhãn hiệu Jif trước khi bị bệnh. Cuộc điều tra cũng đã kết hợp chủng vi khuẩn hiện tại với các mẫu trước đây được lấy từ cơ sở JM Smucker ở Lexington, Kentucky, điều này chỉ ra rằng các sản phẩm bơ đậu phộng có khả năng là nguyên nhân gây ra dịch bệnh.

FDA đã tiến hành phân tích chuỗi gen toàn bộ (WGS) trên một mẫu môi trường được thu thập tại cơ sở của Công ty Lexington, KY, JM Smucker vào năm 2010. Phân tích cho thấy rằng mẫu môi trường năm 2010 này phù hợp với chủng gây bệnh trong đợt bùng phát hiện nay. Bằng chứng dịch tễ học chỉ ra rằng bơ đậu phộng nhãn hiệu Jif được sản xuất tại cơ sở của Công ty JM Smucker ở Lexington, KY là nguyên nhân có khả năng gây bệnh trong đợt bùng phát này.

2. Các bước kiểm tra theo hướng dẫn của FDA

Theo FDA, mọi người nên vứt bỏ các sản phẩm có khả năng bị ô nhiễm. Người tiêu dùng, nhà hàng và nhà bán lẻ không nên ăn, bán hoặc phục vụ bất kỳ loại bơ đậu phộng nào thuộc nhãn hiệu Jif bị thu hồi. Sản phẩm có thời hạn sử dụng hai năm, và vì vậy người tiêu dùng nên kiểm tra xem họ có bơ đậu phộng Jif trong nhà của mình hay không.

Công ty JM Smucker đã tự nguyện thu hồi một số sản phẩm bơ đậu phộng nhãn hiệu Jif có số lô từ 1274425 - 2140425 sản xuất tại Lexington, KY. Ảnh: FDA

Công ty JM Smucker đã tự nguyện thu hồi một số sản phẩm bơ đậu phộng nhãn hiệu Jif có số lô từ 1274425 - 2140425 sản xuất tại Lexington, KY. Ảnh: FDA

Nếu có, hãy tìm mã lô ở mặt sau của lọ, trong mã lô bao gồm 7 chữ số, nếu bốn chữ số đầu tiên nằm trong khoảng từ 1274 đến 2140 và nếu ba số tiếp theo sau đó là 425 thì sản phẩm này đã bị thu hồi và bạn không nên tiêu thụ sản phẩm này.

FDA cùng khuyến cáo rằng nếu bạn đã sử dụng bơ đậu phộng nhãn hiệu Jif bị thu hồi có mã lô nói trên, bạn nên rửa và vệ sinh các bề mặt và dụng cụ có thể đã chạm vào bơ đậu phộng. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn đã ăn bơ đậu phộng này và có các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn Salmonellosis, hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe tiêu hóa của người đó.

Salmonella là một loại vi khuẩn có thể phát triển trong thực phẩm và nếu tiêu thụ chúng, nó có thể khiến người bệnh mắc một chứng bệnh gọi là salmonellosis. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Hầu hết mọi người hồi phục sau bốn đến bảy ngày mà không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Nếu bốn chữ số đầu tiên nằm trong khoảng từ 1274 đến 2140 và nếu ba số tiếp theo sau đó là 425 thì sản phẩm này đã bị thu hồi. Ảnh: FDA

Nếu bốn chữ số đầu tiên nằm trong khoảng từ 1274 đến 2140 và nếu ba số tiếp theo sau đó là 425 thì sản phẩm này đã bị thu hồi. Ảnh: FDA

Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những người lớn tuổi, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hoặc thậm chí tử vong cao hơn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhiễm khuẩn Salmonella có thể dẫn đến việc sinh vật này đi vào máu và gây ra các bệnh nặng hơn như nhiễm trùng động mạch (ví dụ, chứng phình động mạch bị nhiễm trùng), viêm nội tâm mạc và viêm khớp.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công