largeer

Share This Post

SG247

Nhiều dự án xử lý nước thải sinh hoạt vẫn nằm ...trên giấy

Đồng Nai có 11 đô thị với tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị hơn 200 ngàn m3/ngày đêm. Thế nhưng, toàn tỉnh hiện chỉ có 1 dự án xử lý nước thải ở TP. Biên Hòa hoạt động với quy mô xử lý 3 ngàn m3/ngày đêm. Trong khi sông rạch đang oằn mình gánh nước thải các loại thì những dự án xử lý nước thải sinh hoạt ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu được triển khai nhiều năm vẫn nằm trên giấy

Theo Sở TN-MT, hiện tổng lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hơn 200 ngàn m3/ngày đêm. Trong đó, TP.Biên Hòa chiếm gần 50%, tiếp theo là TP.Long Khánh và các huyện: Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc.

Suối Linh đoạn qua P.Long Bình, TP.Biên Hòa luôn trong tình trạng ô nhiễm do nước và rác thải sinh hoạt. Ảnh: H.LỘC

Suối Linh đoạn qua P.Long Bình, TP.Biên Hòa luôn trong tình trạng ô nhiễm do nước và rác thải sinh hoạt. Ảnh: H.LỘC

Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, với khối lượng trung bình 90 ngàn m3/ngày đêm, việc xử lý nước thải sinh hoạt của TP.Biên Hòa đang rất bức thiết. Trên địa bàn có 2 dự án xử lý nước thải được phê duyệt ưu tiên làm trước nhưng cả 2 dự án đang “treo”.

Cụ thể, dự án Trạm xử lý nước thải số 1 có tổng công suất thiết kế 9,5 ngàn m3/ngày đêm được chia làm 2 giai đoạn. Dự án này sử dụng nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Hiện dự án đã hoàn thành giai đoạn 1, công suất xử lý 3 ngàn m3/ngày đêm, giai đoạn 2 của dự án chưa triển khai.

Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP.Biên Hòa (P.Tam Hiệp) quy mô 9ha, công suất xử lý 39 ngàn m3/ngày đêm được triển khai từ năm 2016. Dự án được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ký với Chính phủ Hiệp định vay vốn ODA vào năm 2017. TP.Biên Hòa đã hoàn thành giải phóng mặt bằng nhưng tỉnh và JICA chưa thống nhất được phương án triển khai. Tỉnh đang xem xét lại việc vay vốn ODA cho dự án này, đánh giá lại công nghệ xử lý.

Gần 99% nước thải sinh hoạt ở Đồng Nai đổ thẳng ra sông rạch, ao hồ góp phần không ít vào việc gây ô nhiễm môi trường Ảnh: XUÂN HOÀNG

Gần 99% nước thải sinh hoạt ở Đồng Nai đổ thẳng ra sông rạch, ao hồ góp phần không ít vào việc gây ô nhiễm môi trường Ảnh: XUÂN HOÀNG

Tương tự, TP.Long Khánh có dự án xử lý nước thải sinh hoạt do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư. Dự án này được phê duyệt đầu tư từ nhiều năm trước nhưng tỉnh và JICA chưa thống nhất được phương án, thủ tục để sử dụng nguồn vốn vay ODA. Đầu năm 2021, tỉnh có ý kiến địa phương chia nhỏ dự án này ra từng giai đoạn và dùng vốn ngân sách để thực hiện.

TP.Long Khánh không có sông, suối. Toàn bộ nước thải sinh hoạt đang dồn về các hồ chứa. Trong khi đó, các hồ này đang được khai thác nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Địa phương đang triển khai đầu tư hệ thống cống hộp dọc các tuyến đường để thoát nước mưa và dẫn nước thải về trạm xử lý. Quỹ đất bố trí xây dựng trung tâm xử lý nước thải đô thị đã có nhưng chưa có vốn.

Trong khi đó, tổng số lượng nước thải sinh hoạt thải ra ở Đồng Nai thì TP Biên Hòa chiếm gần 50%, tiếp theo là TP Long Khánh và các huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc... Ở TP Biên Hòa, nước thải sinh hoạt cuối cùng sẽ dồn về sông Đồng Nai - nơi cung cấp nước sinh hoạt cho phần lớn người dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả quan trắc mới nhất cho thấy chất lượng nước mặt sông Đồng Nai đoạn qua địa bàn nhiều nơi bị ô nhiễm, nhiều thông số vượt quy chuẩn. Cụ thể, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước, lượng vi sinh và một số thông số khác không đạt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt. Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai cũng thừa nhận chất lượng nước sông Đồng Nai đang suy giảm, vì vậy, công ty này phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước mặt từ sông trước khi lấy vào các nhà máy để xử lý, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tại TP Long Khánh, không chỉ người dân mà lãnh đạo thành phố này cũng lo ngại việc nước thải sinh hoạt ngày càng nhiều do địa phương đang đô thị hóa mạnh mẽ nhưng lại không có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. "TP Long Khánh không có sông, suối. Toàn bộ nước thải sinh hoạt đang dồn về các hồ chứa. Trong khi đó, các hồ này đang được khai thác nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Địa phương đang triển khai đầu tư hệ thống cống hộp dọc các tuyến đường để thoát nước mưa và dẫn nước thải về trạm xử lý. Quỹ đất bố trí xây dựng trung tâm xử lý nước thải đô thị đã có nhưng chưa có vốn" - lãnh đạo TP Long Khánh thông tin và mong các dự án của tỉnh sớm được triển khai thực hiện và hoàn thành để giúp địa phương giải quyết bài toán xử lý nước thải sinh hoạt. Tình cảnh ở TP Long Khánh cũng diễn ra ở các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu...

Tương tự, ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), mà điển hình là TP Vũng Tàu và TP Bà Rịa - nơi dân số đang tăng từng ngày, hàng vạn người dân đang mong mỏi sớm đưa vào hoạt động các nhà máy xử lý nước thải để tránh ảnh hưởng đến nước mặt ở các sông hồ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. "Nước mặt ô nhiễm không chỉ gây lo ngại cho người dân mà còn trở thành gánh nặng cho công ty cấp nước vì chi phí xử lý tăng cao" - một cán bộ ngành tài nguyên và môi trường tỉnh BR-VT nhấn mạnh.

Mong muốn của người dân tỉnh BR-VT hoàn toàn chính đáng khi nhìn lại quá trình thực hiện các dự án xử lý nước thải ở tỉnh này. Điển hình nhiều năm trước, dự án thu gom và xử lý nước thải ở TP Bà Rịa được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Thụy Sĩ và vốn ngân sách tỉnh với tổng số tiền 720,56 tỉ đồng. Dự án chia làm 5 gói thầu, sau nhiều năm thi công, gói thầu số 5 đang "mắc kẹt" khiến toàn bộ dự án chưa thể đưa vào sử dụng.

Nguyên nhân được xác định vào tháng 1-2018, UBND tỉnh BR-VT có thông báo điều chuyển nhiệm vụ chủ đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA từ Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị - Busadco (nay là Công ty CP Khoa học Công nghệ Việt Nam) sang ban quản lý dự án chuyên ngành dân dụng và công nghiệp. Lúc này, nhà thầu và chủ đầu tư chưa thống nhất được phương án xử lý chi phí phát sinh do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. Để gỡ vướng, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan đã đề xuất UBND tỉnh có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin hủy dự án thu gom và xử lý nước thải TP Bà Rịa sử dụng nguồn vốn ODA Thụy Sĩ do vướng mắc với nhà thầu gói thầu số 5. Đồng thời, đề xuất chủ trương tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị có đủ năng lực thực hiện các công việc tiếp theo.

Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho hay thời gian qua, tỉnh này đã chỉ đạo quyết liệt để tăng tốc triển khai một số dự án xử lý nước thải vì xem đây là vấn đề rất bức thiết nhưng hầu hết các dự án hiện vẫn còn nhiều vướng mắc. Ở TP Biên Hòa có 2 dự án xử lý nước thải sinh hoạt được phê duyệt, ưu tiên làm trước nhưng cả 2 dự án vẫn đang... treo. Trong đó, dự án trạm xử lý nước thải số 1 có tổng công suất thiết kế 9.500 m3/ngày đêm, hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 nhưng giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được triển khai.

Dự án thứ hai là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Biên Hòa, quy hoạch tại khu vực phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa, công suất xử lý 39.000 m3/ngày đêm, được triển khai từ năm 2016 nhưng đến nay mới hoàn tất giải phóng mặt bằng và tỉnh vẫn chưa thống nhất được phương án triển khai, do vướng mắc ở khâu công nghệ. Riêng tại TP Long Khánh, dự án xử lý nước thải sinh hoạt do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư được phê duyệt từ nhiều năm trước cũng chưa thống nhất được phương án và gặp vướng ở thủ tục sử dụng vốn.

 
Ngoài gần 99% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, ở Đồng Nai vẫn còn tình trạng lén xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường vào ban đêm hoặc trời mưa... gây hại cho môi trường.

Trước những vướng mắc trên, không chỉ người dân tỉnh BR-VT mà ngay cả người dân ở Đồng Nai cũng cho rằng tất cả nguyên nhân trên đều xuất phát từ yếu tố chủ quan nên trách nhiệm thuộc về các đơn vị liên quan. Vì vậy, đề nghị lãnh đạo các địa phương cần kiên quyết xử lý để đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý nước thải sinh hoạt.

Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Minh Hoàng cho rằng, tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh đều đang thiếu hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Việc triển khai các dự án xử lý nước thải sinh hoạt thời gian qua gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, chưa bố trí được quỹ đất. Một số dự án có nguồn vốn lại chưa thống nhất được phương án, công nghệ xử lý nước thải. Hiện các địa phương đều có kế hoạch đầu tư nhà máy xử lý nước thải đô thị nhưng khó thu hút nhà đầu tư do vốn lớn, lợi nhuận thấp và thu hồi vốn chậm. Trong điều kiện này, các địa phương nên chia nhỏ dự án, bố trí ngân sách địa phương đầu tư theo năm, giai đoạn.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công