largeer

Share This Post

SG247

Nhịp đập du lịch 60s: Kiến nghị mở lại đường bay quốc tế, xét nghiệm miễn phí COVID-19 cho du khách rời phố cổ Hội An

Khoảng 400 khách du lịch nước ngoài đang lưu trú tại các cơ sở ở Hội An (Quảng Nam) vì vướng dịch muốn rời khỏi phố cổ sẽ được xét nghiệm COVID-19 miễn phí. Bộ GTVT lên tiếng việc kiến nghị mở lại đường bay quốc tế với những nước đã kiểm soát được dịch bệnh.

400 khách nước ngoài được xét nghiệm COVID-19 miễn phí

Phòng Văn hóa và thông tin Hội An thông báo đến các cơ sở lưu trú phổ biến cho khách có nhu cầu rời phố cổ liên hệ với các trạm y tế để xét nghiệm. Khách nước ngoài xuất trình được vé máy bay, tàu hỏa, giấy tờ đi đường sẽ được cho xét nghiệm COVID-19 miễn phí.

Empty

UBND TP Hội An cũng yêu cầu sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính, khách phải chủ động cách ly tại cơ sở lưu trú, không tiếp xúc với nguồn nhiễm bên ngoài cho tới lúc rời khỏi Hội An.

Hiện còn khoảng 1.300 người nước ngoài đang sinh sống, làm việc ở Hội An, khoảng 400 trong số này là khách du lịch đang mắc kẹt nhiều tuần nay vì vướng quy định cách ly.

Bộ GTVT lên tiếng việc kiến nghị mở lại đường bay quốc tế

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết: "Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang đôn đốc Cục Hàng không Việt Nam trình phương án cho phép chuyến bay thường lệ quốc tế chở khách nhập cảnh vào Việt Nam để xin ý kiến các bộ, ngành".

Thứ trưởng cũng cho hay, trước khi dịch COVID-19 xuất hiện trở lại cộng đồng, Bộ Giao giao thông Vận tải đã xây dựng phương án các chuyến bay thường lệ quốc tế chở khách nhập cảnh vào Việt Nam và đề nghị cho mở từ 1/8/2020. Tuy nhiên, dịch COVID-19 lại bùng phát và diễn biến phức tạp nên Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện lại phương án này và xin ý kiến Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng...

Empty

Hiện Bộ Giao thông Vận tải không dừng các chuyến bay thường lệ quốc tế mà chỉ chưa cho chở khách nhập cảnh vào Việt Nam do các khu cách ly tập trung ở Việt Nam hạn chế. Đồng thời cũng là để sẵn sàng cho phương án cách ly của các vùng dịch.

Liên quan đến kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đã làm việc với nhà chức trách một số quốc gia kiểm soát được dịch và bàn thảo một số quy định để phòng ngừa. Một số nước cũng đã đồng thuận mở đường bay đến Việt Nam, đều thống nhất hành khách nhập cảnh vẫn phải cách ly và xét nghiệm COVID-19. Do đó, việc này phụ thuộc vào năng lực tiếp nhận của các cơ sở cách ly cũng như năng lực của ngành y tế trong nước.

Giữa tháng 7, Cục Hàng không Việt Nam cũng từng kiến nghị mở một số đường bay quốc tế theo mô hình "di chuyển nội khối" nghĩa là các quốc gia cho phép nhập cảnh đối với công dân nước mình và thương gia, chuyên gia kỹ thuật, sinh viên...

Khi nhập cảnh, người dân phải cách ly 14 ngày tại gia đình hoặc cơ sở lưu trú do chính quyền chỉ định (có thu phí). Việc tự cách ly tại gia được chính quyền kiểm soát chặt bằng công nghệ.

2 kịch bản phục hồi du lịch TP.HCM hậu COVID-19

Tình hình tour tuyến hiện nay rất èo uột, ước tính trong tháng 9, phần lớn các tour đến Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang... đã bị hủy chương trình, mỗi ngày doanh nghiệp chỉ phục vụ vài đoàn khách, chủ yếu bằng đường bộ đến các địa phương không có người nhiễm COVID-19 và gần thành phố như Vũng Tàu, Phan Thiết, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, số lượng tour tổ chức chỉ bằng 3-5% chuyến so với dự kiến ban đầu.

Empty

Theo thống kê của sở, đến ngày 20/8 khoảng 90-95% các doanh nghiệp lữ hành đã tạm ngưng hoạt động, chỉ một số ít còn mở cửa để xử lý các công nợ với khách

Đối với hoạt động lưu trú, khi dịch COVID-19 bùng phát ở Đà Nẵng, các đơn đặt phòng trong tháng 7 và tháng 8 tại các khách sạn đa số bị hủy, các hợp đồng hội nghị, tiệc cưới, nhà hàng quy mô từ 30 người trở lên cũng lâm vào cảnh tương tự. Điều này một lần nữa tác động đến kết quả kinh doanh, nhân sự ngành du lịch.

Nhiều khách sạn bắt đầu tinh giản biên chế, chia ca làm việc 2-3 ngày/tuần, công suất phòng giảm 91,5% so với cùng kỳ 2019, số lượng lao động giảm 61% so với cùng kỳ, trong đó 87,4% lao động nghỉ không lương, và 12,6% chấm dứt lao động.

Nếu dịch COVID-19 được khống chế trong tháng 9, TP.HCM sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành, vận chuyển, các điểm tham quan để có những sản phẩm mới hấp dẫn.

Sở Du lịch TP.HCM đã hoàn thành hai kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong thời gian tới, dựa trên cơ sở diễn biến dịch bệnh COVID-19.

Kịch bản 1, trong trường hợp COVID-19 được khống chế trong tháng 9, TP.HCM sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành, vận chuyển các điểm tham quan để có những sản phẩm mới hấp dẫn.

TP cũng sẽ đẩy mạnh triển khai các nội dung liên kết hợp tác phát triển với các tỉnh thành đã ký kết như 5 tỉnh vùng Đông Nam Bộ, 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long và ký kết hợp tác liên kết phát triển với các tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Trung Bộ...

Sở cũng sẽ tăng cường công tác truyền thông để doanh nghiệp du lịch và du khách đảm bảo các tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân và du khách khi tham gia các chương trình du lịch.

Trường hợp xấu hơn, dịch kéo dài đến hết quý 4/2020, đồng nghĩa hoạt động du lịch, lữ hành sẽ bị ngưng trệ, các hoạt động xúc tiến sẽ được tập trung bằng giải pháp tái cơ cấu, đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành du lịch.

Sở sẽ có hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu, định hướng lại thị trường khách du lịch và xây dựng các sản phẩm mới chuẩn bị tái khởi động kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công