largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Nhịp đập tiêu dùng 60s: Xe hơi "ế" vì dính tháng cô hồn, phát hiện sản phẩm giả tinh chất hồng sâm của Hàn Quốc

Theo đó, bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc vừa phát hiện hai công ty sản xuất thực phẩm chức năng làm giả tinh chất hồng sâm và xuất khẩu lậu sang Việt Nam. Cụ thể, sản phẩm Korea Red Ginseng Tablet 365 Gold đã bị làm giả, dán tem nhãn mô tả sản phẩm là "viên hồng sâm 6 năm tuổi 365 cô đặc".

Cảnh báo sản phẩm hồng sâm giả chuyên xuất lậu sang Việt Nam

Tờ Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin, kết quả điều tra của cơ quan chức năng Hàn Quốc cho thấy, vào tháng 12/2019, công ty thứ nhất (gọi tắt là công ty A) có trụ sở tại thành phố Cheonan, tỉnh Chungnam đã sản xuất 2.000 chai tinh chất hồng sâm giả và dán tem nhãn mô tả sản phẩm là "viên hồng sâm 6 năm tuổi 365 cô đặc" để làm giả sản phẩm Korea Red Ginseng Tablet 365 Gold.

Tem nhãn giả thực phẩm chức năng được công ty thứ hai gọi tắt là B., có trụ sở ở thành phố Wonju, tỉnh Gangwon, cung cấp. Công ty B chịu trách nhiệm xuất khẩu lậu 2.000 chai thực phẩm chức năng giả trên do công ty A sản xuất sang Việt Nam.

Empty

Tháng 2/2020, công ty A tiếp tục sản xuất 14.000 chai thực phẩm chức năng giả tương tự và cung cấp cho công ty B mà không dán nhãn sản phẩm. Công ty B vẫn chịu trách nhiệm in ấn và dán tem nhãn giả với thiết kế mới, trong đó thêm vào nội dung sản phẩm đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn "Thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe", kèm theo đó là hạn sử dụng từ 2 đến 3 năm.

Sau đó, công ty B đã xuất khẩu lậu 1.400 sản phẩm giả sang Việt Nam, 12.000 sản phẩm còn lại đã bị cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ trước khi xuất khẩu.

Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm cho biết hai công ty trên đã vi phạm "Luật quảng cáo thực phẩm" và đang được cảnh sát Hàn Quốc xử lý hành chính.

Dính tháng" cô hồn" tiêu thụ xe hơi tháng 8 tiếp tục giảm

Trong tháng 8 dương (tháng 7 âm lịch - tháng ngâu, cô hồn), lượng xe hơi bán ra tại VIệt Nam suy giảm mạnh, ước tính giảm 14% so với tháng trước và hơn 4% so với cùng kỳ năm trước.

Empty

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và một số doanh nghiệp xe hơi lớn vừa công bố số liệu bán hàng trong tháng 8. Theo đó, doanh số đạt hơn 20.600 chiếc, giảm 14% so với tháng 7/2020 và giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Xe con tiêu thụ cũng sụt giảm đáng kể khi chỉ đạt 15.400 chiếc, giảm 12%, xe thương mại và xe chuyên dụng tiêu thụ giảm mạnh hơn với lần lượt là 19-20%.

Lượng xe lắp ráp trong nước bán ra chỉ đạt hơn 12.800 chiếc, giảm hơn 20%, trong khi đó xe nhập chỉ đạt 7.700, giảm 2%.

Tổng lượng xe bán ra trong 8 tháng đầu năm cũng có sự suy giảm mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước. Theo VAMA, các doanh nghiệp chỉ bán được hơn 145.700 chiếc (106.700 chiếc là xe con), giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm trước, doanh số bán ra giảm hơn 46.500 chiếc.

Nguyên nhân của tình trạng "ế" xe hơi là do dịch bệnh và tâm lý mua xe của khách hàng bất ổn nên hầu hết các hãng xe đều giảm doanh số bán ra. Mitsubishi giảm 10%, Toyota giảm 30%, Ford giảm 39%, Kia và Mazda giảm từ 11% đến 27%, Honda giảm 30%...

Một thương hiệu xe khác là Hyundai Thành Công, doanh số trong tháng 8 cũng ghi nhận suy giảm khá mạnh khi chỉ đạt gần 5.400 chiếc, giảm hơn 2.200 chiếc so với tháng trước đó. Tổng doanh số bán hàng trong 8 tháng đầu năm đạt gần 41.000 chiếc, giảm hơn 6.800 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Hiện, để kích cầu thị trường, các hãng xe, đại lý xe hơi đã và đang giảm giá hàng loạt mẫu xe, xe ít từ 10 triệu đồng, còn xe giảm nhiều có khi lên đến cả tỷ đồng.

Từ nay đến cuối năm, dự đoán của nhiều đại lý xe hơi, giá xe sẽ tiếp tục giảm để đẩy doanh số, đồng thời các doanh nghiệp xe trong nước muốn tận dụng chính sách giảm 50% phí trước bạ (từ 10-12% xuống còn 5-6%) để bán hàng, cứu doanh số.

Hơn 4 triệu găng tay y tế qua sử dụng đang được tái chế, nhái nhãn hiệu

Tối  8/9, Đội số 7, Cục Quản lý thị trường phối hợp cùng Đội 6 - Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TPHCM kiểm tra căn nhà trên đường Nguyễn Văn Tạo, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM và phát hiện số lượng lớn găng tay cao su y tế đã qua sử dụng.

Empty

Tại hiện trường, phát hiện hơn 3.000 carton chứa hơn 4,5 triệu chiếc găng tay cao su, lô hàng không có hoá đơn, chứng từ mua bán cũng như không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều sản phẩm đã qua sử dụng còn dính vết bẩn, hàng kém chất lượng, có dấu hiệu giả nhãn hiệu một số thương hiệu sản xuất găng tay y tế nổi tiếng ở Việt Nam.

Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản, tạm giữ lô hàng để tiếp tục điều tra xử lý theo quy định.

Trước đó, Tổng Cục Quản lý thị trường đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường TPHCM đồng loạt kiểm tra 7 cửa hàng, trong đó có nhiều điểm tại chợ phụ tùng xe máy Tân Thành, quận 5, TPHCM và thu giữ hơn 33.000 sản phẩm hàng hóa là phụ tùng xe máy ước trị giá trên 1 tỷ đồng.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công