largeer

Share This Post

SG247

Những lưu ý cần thiết tránh rủi ro khi ký hợp đồng đặt cọc nhà đất

Đặt cọc trong giao dịch nhà đất là hình thức rất phổ biến để đảm bảo hợp đồng mua bán nhà đất chính thức sẽ được thực hiện một cách chắc chắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về bản chất của đặt cọc cũng như cách đặt cọc như thế nào để đảm bảo an toàn.

Mức tiền đặt cọc

Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về mức tiền đặt cọc. Do vậy, các bên được quyền thỏa thuận về mức đặt cọc. Để hạn chế rủi ro thì các bên có thể thỏa thuận ở mức dưới 30% giá trị của hợp đồng chuyển nhượng đối với nhà đất hoặc hợp đồng mua bán đối với nhà.

Nếu hợp đồng chuyển nhượng, mua bán không được giao kết, thực hiện thì tùy thuộc vào vị trí của từng bên để đánh giá rủi ro hoặc nghĩa vụ của các bên. Vì nếu bên nhận đặt cọc vi phạm thì bên đặt cọc sẽ hưởng lợi. Nếu bên đặt cọc vi phạm thì bên nhận đặt cọc sẽ hưởng lợi.

Empty

Minh bạch khoản phạt cọc/bồi thường

Trong hợp đồng đặt cọc mua nhà đất thường có điều khoản phạt những vi phạm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên vi phạm sẽ phải đền bù một khoản chi phí tương ứng đã thỏa thuận với bên bị vi phạm. Các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận về việc không phải chịu phạt khi bị vi phạm. Hoặc có thể vừa chịu phạt mà còn bị bồi thường thiệt hại.

Đối với giao dịch nhà đất thì việc minh bạch trong khoản phạt cọc và bồi thường là quyền lợi chính đáng. Bởi vì giá trị bất động sản thường khá lớn, chưa kể khoản tiền đặt cọc không phải là ít. Nên trường hợp bên bán bất ngờ lật kèo mà không chịu bồi thường thì người mua hoàn toàn chịu thiệt hại.

Nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc thì bên phía bán nhà phải hoàn lại số tiền đã đặt cọc cho người mua. Hoặc một khoản phạt tương ứng nếu vi phạm đã thỏa thuận trước đó.

Có thể ghi tiền trả trước thay vì tiền đặt cọc

Nhằm đảm bảo được việc giữ chỗ cũng như giao kết thực hiện hợp đồng, tiền trả trước và đặt cọc cũng đều là khoản tiền mà bên mua sẽ giao trước cho bên bán. Tuy nhiên, đối với khoản tiền trả trước là chi phí mà bên mua tiến hành trả cho bên bán một phần giá trị nhà đất, được xem là nghĩa vụ. Trường hợp bên mua không tiến hành ký hợp đồng hay không đồng ý mua nhà thì khoản tiền này sẽ được trả lại cho bên mua mà không có bất kỳ khoản phạt nào.

Còn đối với tiền đặt cọc là một khoản chi phí mà bên mua muốn đưa trước cho bên bán đề giữ chỗ. Nhưng sau khi ký kết hợp đồng thì bên bán sẽ phải trả lại tiền cọc. Hoặc có những thỏa thuận riêng. Nếu bên đặt cọc từ chối việc mua nhà hay ký hợp đồng thì khoản tiền đó sẽ thuộc về bên nhận cọc.

Nên công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

Trong các quy định của pháp luật thì không bắt buộc phải công chưng hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện việc công chứng để có thể đảm bảo được quyền lợi, cũng như tính pháp lý. Phòng tránh tranh chấp xảy ra.

Với việc thực hiện công chứng không quá phức tạp, nhưng đảm bảo được quyền lợi của người mua.

Để thực hiện thủ tục công chứng, hai bên cần phải chuẩn bị một số giấy tờ:

Dự thảo hợp đồng, phiếu yêu cầu công chứng, bản sao giấy CMND, bản sao các loại giấy tờ khác…

Sau khi nộp hồ sơ công chứng tại các đơn vị thì sẽ được công chứng viên tiếp nhận và kiểm tra. Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng mọi quy định sẽ được thụ lý và công chứng. Thời gian thực hiện công việc này chỉ khoảng hai ngày. Có thể kéo dài 10 ngày đối với những hồ sơ hợp đồng phức tạp.

Để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực. Trên thực tế nhiều trường hợp vì tin tưởng nên chỉ đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận về việc giao nhận tiền nên dẫn tới tranh chấp.

Nhờ người làm chứng hoặc sử dụng vi bằng để củng cố pháp lý giao dịch

Để đảm bảo độ an toàn khi đặt cọc mua nhà thì mọi người có thể đến văn phòng Thừa Phát để hỗ trợ lập vi bằng đặt cọc.

Lúc này bên mua sẽ được xem xét các giấy tờ hợp đồng liên quan. Xem xét các điều khoản trong hợp đồng và được hỗ trợ soạn thảo hợp đồng đầy đủ. Sau đó sẽ được lập vi bằng về việc đặt cọc. Giúp đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho người mua, giúp giao dịch diễn ra thuận lợi cũng như là bằng chứng khi xảy ra tranh chấp.

Ngoài ra, người mua có thể nhờ người khác làm chứng. Đây không phải là yếu tố bắt buộc nhưng sẽ củng cố về mặt pháp lý cho hợp đồng đặt cọc mua nhà. Đối tượng làm chứng thì không nên người quen, họ hàng thân thiết với một trong hai bên. Đồng thời, trong hợp đồng cần ghi rõ thông tin của người làm chứng. Ký tên, điểm chỉ và xác nhận rõ ràng về việc làm chứng.

Đào Nguyên

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công