largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Nước hoa hàng hiệu và "giá trị" của quản lý thị trường

Vụ việc vợ nghệ sĩ hài Lê Dương Bảo Lâm đứng tên đại diện và kinh doanh tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai bị phát hiện kinh doanh hơn 10.300 sản phẩm mỹ phẩm các loại, trong đó có sản phẩm nước hoa giả nhãn hiệu Gucci và Chanel cho thấy một số vấn đề quan ngại.

Bày tỏ quan điểm cá nhân của mình nhà báo Đỗ Tuấn Minh đã công khai đăng đàn chỉ ra những vẫn đề cần lưu tâm:

Vụ việc vợ chồng anh Lê Dương Bảo Lâm và chị Tạ Thị Quỳnh Anh (Quỳnh Anh) mới đây cho thấy một số vấn đề quan ngại. Sau gần một ngày mang sách bút qua học hỏi chuyên gia Bộ Khoa học công nghệ và Luật sư tôi mạnh dạn phân tích một số điểm đang lăn tăn như sau:

Lạm dụng sự nổi tiếng

Thứ nhất, thấy ngay là họ đã cố tình lợi dụng sự nổi tiếng trên mạng xã hội để "lừa dối khách hàng" bán bán hàng giả nhằm trục lợi cho bản thân. Chưa biết con số cụ thể là bao nhiêu nhưng với thời gian dài "chốt đơn" thì số tiền hai vợ chồng này thu về chắc là rất khủng

Thứ hai, có quá nhiều người tiêu dùng (fan của cặp vợ chồng này) tỏ ra rất dễ dãi khi mua sản phẩm được họ quảng cáo qua các "phiên" livestream, họ không hề kiểm chứng giá, chất lượng hay nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thế nào, cứ thế là mua. Họ đã đặt niềm tin vào cặp "gian thương" này một cách mù quáng vừa mất tiền vừa nhận về hàng lởm.

Thứ ba, cặp vợ chồng này hàng ngày nhập vào số lượng lớn các sản phẩm giả để bán. Chứng tỏ họ mặc dù nhận thức được hành vi của mình nhưng vẫn cố tình bán sản phẩm giả. Lỗi này chính chị Quỳnh Anh đã giải trình với cơ quan kiểm tra.

Quá trình phát hiện xử lý

- Vụ việc được Đội QLTT số 1 Đồng Nai kiểm tra và lập biên bản thu giữ toàn bộ sản phẩm vi phạm vào ngày 12/5 (chi tiết các báo đã đăng)

- Ngày 14/5, Đội QLTT số 1 có văn bản gửi một Văn phòng luật và một Công ty (2 đơn vị này được hãng GUCCI và CHANEL uỷ quyền về pháp lý tại Việt Nam) để lấy cơ sở pháp lý xử lý vụ việc. Cả hai đơn vị này sau đó có văn bản trả lời là hàng do Đội 1 QLTT Đồng Nai thu giữ là ‘’hàng hoá giả mạo nhãn hiệu’’.

- Ngày 25/5 Đội QLTT số 1 mời chị Quỳnh Anh lên làm việc để công bố kết quả xác minh vi phạm và kết luận của Đoàn kiểm tra. Theo đó, cửa hàng của chị Quỳnh Anh có 03 hành vi vi phạm hành chính gồm; buôn bán hàng hóa giả mạo nhẫn hiệu Chanel trên môi trường internet; Kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt; bán số lượng lớn nước hoa giả mạo nhãn hiệu Gucci, Chanel đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

- Cùng ngày 25/5 chị Quỳnh Anh (đứng tên cơ sở vi phạm) có đơn giải trình và thừa nhận các hành vi vi phạm "giống" như Đội QLTT số 1 Đồng Nai nêu trong biên bản.

- Đến ngày 31/5 ông Võ Văn Tỉnh – Quyền Cục trưởng QLTT tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cửa hàng của chị Quỳnh Anh với tổng mức phạt tiền (cho 03 hành vi) là 51.250.000 đồng

Quản lý thị trường Đồng Nai đã làm đúng luật chưa

Với những diễn biến vụ việc xảy ra từ ngày 12/5 đến 31/5 (19 ngày) cho thấy QLTT Đồng Nai đã giải quyết vụ việc khá phức tạp này theo một cách rất ‘’chóng vánh’’. Cụ thể:

1. Những dấu hiệu khi Đội 1 QLTT Đồng Nai kiểm tra và lập biên bản ban đầu cho thấy đúng ra cơ quan này phải hướng đến việc xác định vi phạm là HÀNG GIẢ. Theo khoản 7, Điều 3 của Nghị định 98/NĐ-CP hàng hóa là nước hoa có tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả (điểm e).

2. Cơ quan kiểm tra chỉ xem xét xử lý hàng vi phạm theo hướng xâm phạm sở hữu trí tuệ (GIẢ MẠO NHÃN HIỆU) như vậy cách xử lý này đã LỆCH HƯỚNG ngay từ đầu.

3. Cơ quan kiểm tra đã bỏ qua mọi nội dung ghi trên nhãn (điều bắt buộc). Nội dung trên nhãn và nhãn hoàn toàn là giả. Như vậy phải kết luận các chai nước hoa là HÀNG GIẢ. Đã là giả thì phải giám định, đối chứng nhiều thành phầm với HÀNG THẬT, chứ không phải là ‘’đối chứng’’ mỗi cái nhãn hiệu như đã làm.

4. Việc xác định trị giá tang vật phải căn cứ vào Điểm d, khoản 2, Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, giá của nước hoa tính trị giá vi phạm phải áp theo giá của sản phẩm cùng loại (hàng CHÍNH HÃNG) đang bán trên thị trường chứ không phải cách tính: 1.180 lọ x 25.000/lọ = 29.500.000 đồng như cách QLTT ‘’thống nhất’’ với đơn vị vi phạm. Nếu tính đúng thì trị giá hàng vi phạm vụ việc này rất khủng và ở ngưỡng xử lý vi phạm HÌNH SỰ chứ không phải vi phạm HÀNH CHÍNH.

5. Trong Quyết định ngày 31/5 do ông Võ Văn Tỉnh – Quyền Cục trưởng QLTT Đồng Nai ký cũng không hề nhắc đến việc tổ chức xác minh đối với HÀNG NGÀN sản phẩm kem dưỡng, dầu gội, nước hoa LQ.... khi QLTT biết rõ chị Quỳnh Anh đang bán hàng vi phạm, hàng giả nhãn hiệu. Biết đâu trong lô sản phẩm này có các sản phẩm đã đăng ký sở hữu trí tuệ ở Việt Nam rồi? Tại sao lại bỏ khâu này đi?

6. Trong 19 ngày diễn ra vụ việc, QLTT Đồng Nai còn KHÔNG tổ chức xác minh hóa đơn nhập, tổ chức ban hành hóa đơn, thời gian; KHÔNG xác minh với người có thẩm quyền chịu trách nhiệm các loại hàng hóa trên để xem xét có giả hay không? KHÔNG xác định rõ các nội dung của nhãn gốc, lưu hình ảnh tang vật (đề phòng việc trả lại hàng để tráo hàng xịn lúc đấy bằng chứng vi phạm sẽ không còn).

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công