largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Ra nhà xe nhận thực phẩm từ quê tiếp tế, nam thanh niên bị phạt 2 triệu đồng vì "lỗi ra đường không có lý do chính đáng"

Trên đường đi đến nhà xe để nhận thực phẩm từ gia đình ở quê gửi lên, do không chứng minh được việc ra ngoài vì lý do cần thiết, nên nam thanh niên bị CSGT TPHCM lập biên bản xử phạt vì “ra đường không cần thiết'.
4ab4e0fe94bc7de224ad

Ngày 21/7, Đội CSGT Bàn Cờ thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM (PC08) làm việc trực tiếp với anh Tạ Minh Phúc (30 tuổi, CSGT ngụ huyện Hóc Môn), sau khi người này có bài đăng Facebook bức xúc vì bị cảnh sát lập biên bản lỗi Ra đường không có lý do chính đáng, trong khi anh đi nhận thực phẩm gửi ở quê lên.

Theo anh Phúc, gia đình anh ở Kiên Giang gửi thực phẩm lên TP.HCM thông qua nhà xe Phương Trang. Chiều 18/7, anh Phúc trên đường đến bãi xe ở quận 5 nhận hàng thì bị cảnh sát chặn lại ở đường Võ Thị Sáu (quận 3). Anh Phúc bị lập biên bản xử phạt 2 triệu đồng vì lỗi ra đường không có lý do chính đáng và tạm giữ bằng lái xe.

Tin nhắn của nhà xe Phương Trang gửi cho anh Phúc chứng minh rằng anh đi lấy lương thực từ quê gửi lên - Ảnh: Anh Phúc cung cấp

Tin nhắn của nhà xe Phương Trang gửi cho anh Phúc chứng minh rằng anh đi lấy lương thực từ quê gửi lên - Ảnh: Anh Phúc cung cấp

“Tôi có trình bày là đang đi nhận thực phẩm từ quê gởi lên và đưa tin nhắn nhà xe Phương Trang cho CSGT kiểm tra, hy vọng tạo điều kiện để đến nhà xe để nhận hàng. Tuy nhiên, CSGT vẫn lập biên bản xử phạt”, anh Phúc nói.

Anh P đăng lên mạng cho rằng mình bị xử phạt

Anh P đăng lên mạng cho rằng mình bị xử phạt "oan". Ảnh: NVCC

Trước sự việc trên, lãnh đạo Đội CSGT Bàn Cờ cho biết hiện tại rất khó để xác định chính xác trường hợp nào ra đường đúng, trường hợp nào sai mà phải đi sâu vào từng tình huống cụ thể.

"Chỉ thị 16 không có từng chi tiết cho mình áp dụng. Cho nên không thể nói đi lấy lương thực cần thiết hay không cần thiết. Lương thực tất nhiên là cần thiết rồi, quá cần thiết. Nhưng, quan trọng cái cách ra đường làm sao. Cũng có thể đặt giao hàng, tùy vào từng trường hợp. Nếu bắt buộc đích thân người đó ra nhận thì sẽ xem xét", lãnh đạo đội nói.

Ngoài ra, lãnh đạo Đội CSGT Bàn Cờ nói trong quá trình xử lý, cảnh sát phải linh hoạt, xem xét cụ thể từng trường hợp mới có cách giải quyết thấu đáo. Người dân lúc ở ngoài đường phải chứng minh được ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết.

Trường hợp bị lập biên bản rồi, người dân có thể lên đơn vị chứng minh giấy tờ, thông tin bắt buộc người dân phải đến nhận lương thực thì cơ quan chức năng xem xét lại, xử lý linh động.

Trước sự việc nêu trên, chiều 21.6, đại diện Phòng PC08 cho biết, tại thời điểm xử phạt anh P không chứng minh được mình đi ra ngoài vì lý do cần thiết. Việc đưa tin nhắn điện thoại của nhà xe gửi mời ra nhận hàng, không phải là lý do thuyết phục để lực lượng chức năng cho anh P đi.

Sau khi nhận hàng về, anh P mới đăng thùng hàng lên mạng là đã đi nhận hàng thực phẩm, nên Đội CSGT Bàn Cờ đã mời anh P đến đơn vị để làm việc trong chiều 21.7. Trong trường hợp anh P chứng minh được mình ra ngoài vì lý do cần thiết, thì lực lượng CSGT sẽ tạo điều kiện cho anh P, xử lý vụ việc hợp tình và hợp lý.

Vụ ra đường nhận tiếp tế thực phẩm nhân ngay vé phạt 2 triệu đồng, báo Tuổi trẻ có bài HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Ra đường lấy lương thực từ quê gửi lên bị phạt, đúng hay sai?

Theo báo Tuổi trẻ: TP.HCM đang áp dụng chỉ thị 16 hạn chế người dân ra đường. Người dân không thể thiếu lương thực khi ở nhà thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, khi ra đường nhận ‘tiếp tế’ từ quê gửi lên bị phạt, đúng hay sai?

trung tá Nguyễn Hữu Tài, đội trưởng Đội CSGT Bàn Cờ, cho biết hiện tại rất khó để xác định chính xác trường hợp nào ra đường đúng, trường hợp nào sai. Rất khó để giải thích, phải đi sâu vào từng tình huống cụ thể mới biết được.

"Chỉ thị 16 không có từng chi tiết cụ thể cho mình áp dụng. Cho nên không thể nói đi lấy lương thực cần thiết hay không cần thiết. Lương thực tất nhiên là cần thiết rồi, quá cần thiết. Nhưng quan trọng cách ra đường làm sao. Cũng có thể đặt giao hàng hay sao đó, còn tùy vào từng trường hợp. Nếu bắt buộc đích thân người đó ra nhận thì sẽ xem xét" - ông Tài nói.

Theo trung tá Tài, trong quá trình xử lý phải linh hoạt, hỏi cho rõ, xem xét cụ thể từng trường hợp mới có cách giải quyết thấu đáo. Lúc ở ngoài đường phải chứng minh được ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết, không thì về đơn vị chứng minh tiếp.

Nếu lập biên bản rồi thì có thể hôm sau lên đơn vị chứng minh được giấy tờ, thông tin bắt buộc người dân phải đến nhận lương thực thì có thể xem xét lại, xử lý linh động.

Nhận định về vụ việc, luật sư Nguyễn Huy Việt, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm… là rất cần thiết đối với mỗi người dân ở TP.HCM trong hoàn cảnh này. Tuy nhiên không phải đồ dùng nào cũng là thiết yếu, trường hợp nào ra đường cũng là cần thiết.

Ví dụ: đi lấy một bộ đồ đặt may, đôi giày tập thể dục, chở con gửi nhà nội, ngoại… là không thiết yếu, không chính đáng.

Trong hoàn cảnh chống dịch bệnh lây lan căng thẳng và nguy hiểm thì mỗi người dân cần chấp hành nghiêm chỉ thị 16, hạn chế tối đa việc ra đường. Nhu cầu lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm nào có thể đặt qua mạng thì nên sử dụng.

Tự mỗi người phải đánh giá, cân nhắc sự cần thiết phải ra đường so với nguy cơ dịch bệnh cho bản thân và gia đình, không lơ là, lạm dụng việc ra đường rồi tranh cãi, đối phó với lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ kiểm soát, chống dịch.

Đối với lực lượng kiểm soát, tuần tra cần rà soát chặt chẽ trường hợp ra đường không chính đáng, đối phó, "chày cối"… để bảo đảm mục tiêu chống dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần xem xét linh động đối với các trường hợp ra đường cần thiết như với trường hợp anh Phúc. Bởi lẽ quy định của chỉ thị 16 và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của TP không thể bao quát được hết các trường hợp thực tiễn, nên cần vận dụng pháp luật hợp lý, hợp tình của lực lượng thi hành.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công