largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Sữa Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh không chỉ được quảng cáo “láo mà còn là hàng giả?

Trước đó, công ty TNHH Tập đoàn sữa dinh dưỡng Quốc tế Việt Nam NewZealand mượn danh hình ảnh Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam quảng cáo “láo” sản phẩm sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh nhằm “móc túi” người dùng. Điều này khiến dư luận đặt nghi vấn: Nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh ra sao? Liệu có phải hàng giả?

Thừa nhận quảng cáo “láo” lừa người tiêu dùng

Không khó để bạn bắt gặp trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo hay Youtube xuất hiện nhan nhản thông tin quảng cáo sản phẩm sữa bột “Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh” do Công ty TNHH Tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam NewZealand nhập khẩu và phân phối.

Nào là bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho người trưởng thành; giúp tăng cường sinh lực, cơ thể tỉnh táo; bảo vệ sức khỏe; hỗ trợ tim mạch và huyết áp”; phòng ngừa bệnh ung thư; hỗ trợ thuốc trị ung thư cho hiệu quả điều trị tốt hơn; chống lão hóa tế bào; tăng cường sinh lý tự nhiên cho cả nam và nữ…?

Hơn nữa, trong các thông tin quảng cáo về sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh, Công ty TNHH Tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam NewZealand còn khẳng định được Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) chuyển giao công nghệ sản phẩm.

2

Thậm chí, công ty này còn khẳng định, trụ sở chính của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam tại địa chỉ số 18 Hoàng Quốc Việt, và các Viện trực thuộc là địa chỉ văn phòng Công ty TNHH Tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam NewZealand.

Ngoài ra, công ty còn cho biết, sản phẩm Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh được kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia theo phiếu kiểm nghiệm số 6016/PNK-VKNQG mẫu đựng túi kín 400g/túi, tên mẫu viết tay dán trên túi, ngày sản xuất và hạn sử dụng không có, không lưu mẫu nhưng vẫn được Tiến sĩ Lê Thị Phương Thảo phụ trách khoa đảm bảo chất lượng ký vào ngày 3/4/2020.

Công ty này còn sử dụng một chứng nhận lưu hành tự do bằng tiếng Anh do Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Lê Văn Giang ký tháng 5/2020.

Ngay sau khi bị lộ quảng cáo láo, bị người tiêu dùng tẩy chay, phản ứng gay gắt, giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn sữa dinh dưỡng Quốc tế Việt Nam NewZealand đã thừa nhận sử dụng tên của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam trên nhãn mác sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc trái phép.

Có thể phạt hàng tỷ đồng do sản xuất hàng giả

Thông tin trên Kiến Thức, Luật sư Phạm Thu Hà - Văn phòng luật sư Trung Hòa, đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, đối hành vi của Công ty TNHH Tập đoàn sữa dinh dưỡng Quốc tế Việt Nam New Zealand mượn danh hình ảnh Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, giả mạo địa chỉ trụ sở của Viện là địa chỉ văn phòng để bán sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh có dấu hiệu của việc buôn bán hàng giả?

Ngoài ra, LS cho biết, doanh nghiệp này còn có dấu hiệu trong việc giả mạo về nguồn gốc, chất lượng chưa được kiểm định lại, hạn sử dụng, ngày sản xuất không công khai,… ?

Công ty TNHH Tập đoàn sữa dinh dưỡng Quốc tế Việt Nam New Zealand đã vi phạm Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hàng giả đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể: Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

Cũng theo luật sư Hà, nếu doanh nghiệp có hành vi nêu trên, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

Cụ thể, tại Điều 192 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, tùy một số trường hợp.

Hoặc phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Làm chết người;i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;n) Tái phạm nguy hiểm.

Theo luật sư Hà, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Vị luật sư nhấn mạnh, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không chỉ vi phạm pháp luật còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức trong kinh doanh, gây hại cho người sử dụng. Do vậy, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ các vấn đề liên quan đến Công ty TNHH Tập đoàn sữa dinh dưỡng Quốc tế Việt Nam NewZealand. Nếu có vi phạm cần phải xử lý nghiêm khắc.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công